15/1/18

CUỐN SÁCH NHIỀU SAI SÓT



Đây là cuốn tài liệu dùng cho dạy và học Lịch sử - Địa lý địa phương của tỉnh Bình Thuận , cuốn sách đã được xuất bản nhiều năm , đây là quyển sách có quá nhiều sai sót, không thực hiện được việc dạy và học nhất là phần lịch sử.  Phần Địa lý đã được một số giáo viên góp ý trên trang Face book, ở đây tôi chỉ góp ý về phần Lịch sử địa phương.
          Trước hết về mục đích yêu cầu của cuốn sách các tác giả viết sách chưa xác định được mục đích yêu cầu của tài liệu lịch sử địa phương, không phân biệt được lịch sử tỉnh Bình Thuận và lịch sử địa phương tỉnh Bình Thuận !
Lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông là dạy những sự kiện lịch sử ở địa phương mình để minh họa cho lịch sử Việt Nam đang dạy trong chương trình phổ thông, “Lịch sử Việt Nam giai đoạn nào thì chọn sự kiện địa phương trong giai đoạn đó”, ví dụ lớp 6 dạy Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X thì sự kiện địa phương phải tìm những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đó với thời gian Bộ Giáo dục cho phép là 1 tiết ( 45 phút ). Theo tôi, đối với tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn từ nguồn gốc đến thế kỷ X không thiếu sự kiện để chọn, ví dụ: các di chỉ đá cũ, đá mới trên vùng đất Bình Thuận. Hai cây đàn đá với 2 nền văn hóa khác nhau rất đẹp, rất hấp dẫn để trong nhà bảo tàng nhưng giáo viên và học sinh Bình Thuận không  được biết đến!

Trong khi soạn Lịch sử địa phương  dùng trong chương trình phổ thông có nhiều tỉnh muốn chuyển tải lịch sử địa phương mình, nếu muốn chúng ta có thể để ở phần đọc thêm để làm tài liệu cho địa phương.
Thứ hai: chọn nội dung lịch sừ địa phương   : Đây là phần khó khăn nhất trong quá trình soạn thảo tài liệu Lịch sử địa phương, chúng ta phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn nào thì tìm sự kiện địa phương giai đoạn đó với thời gian cho phép của Bộ Giáo dục là bao nhiêu tiết, nội dung phù hợp với thời gian ( 1 tiết 45 phút ). Nếu nội dung ta muốn đưa vào nhiều quá thì ta chuyển sang phần đọc thêm cho học sinh tự đọc ở nhà .
          Hiện nay nội dung trong cuốn sách đa số là sử dụng được nhưng phân phối chương trình không hợp lý. Ví dụ : Lớp 7 ( tiết 68 ), Bài 2: Lịch sử phong trào yêu nước và sự thành lập các chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Thuận ( 1858 – 1930 ), đây là nội dung của lịch sử 8,9 nhưng lại đưa vào dạy ở lớp 7….
          Một số đề nghị:
Nội dung lớp 6: nên viết lại bài lớp 6 với nội dung giới thiệu các di chỉ đá cũ, đá mới của người Việt cổ trên vùng đất Bình Thuận.
Nội dung lớp 7: Phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, ta có thể chọn các nội dung sau :
-         Quá trình thành lập Tỉnh Bình Thuận .
-         Văn hóa biển đảo
-         Văn hóa Chăm
-         Có thể sử dụng 1 tiết để giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa Bình Thuận.
Nội dung lớp 8: Nội dung phần Lich sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, lớp 8 chỉ có 1 tiết, chúng ta có thể chọn nội dung :
-         Phong trào yêu nước của nhân dân Bình Thuận. ( nội dung tiết 68, lịch sử 7 chỉnh sửa lại )
-         Nhân dân Bình Thuận kháng chiến chống Pháp.
Nội dung lớp 9: Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay, chương trình có 2 tiết, Bộ Giáo dục phân phối sau cuộc kháng chiến chống Pháp 1 tiết và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ 1 tiết, vậy ta có thể chọn các nội dung sau :
-         Nhân dân Bình Thuận chống Pháp.
-         Nhân dân Bình Thuận chống Mỹ.
Hai nội dung nầy trong sách đã viết khá hoàn chỉnh nhưng phân phối không hợp lý, ta chỉ cần chọn nội dung dạy trong 1 tiết để giàng dạy.
Thứ ba: Những sai sót không nên có : Trong bài lịch sử lớp 6 ( tiết 35 ), trang 7, hàng thứ 6 từ dưới lên viết : “tỉnh Bình Thuận có hai phủ là Ninh Thuận gồm An Phước và huyện Tuy Phong, phủ Hàm Thuận gồm huyện Hòa Đa và huyện Tuy Định”  ….. vậy là về hành chánh phủ nằm trên huyện. Nhưng đến trang 7, hàng thứ 7 từ trên xuống viết : “từ năm 1916, tỉnh Bình Thuận có hai phủ: Hàm Thuận, Hòa Đa; bốn huyện: Tuy Phong, Phan Lý Chàm,Hàm Tân,  Tánh Linh và thị xã Phan Thiết” , như vậy phủ, huyện, thị xã ngang nhau, vậy đâu là kiến thức đúng ?
          Đây là cuốn sách đã xuất bản nhiều năm, nhiều lần tái bản nhưng không có sự điều chỉnh những sai sót, không dạy được thì đưa về các tiết cuối chương trình, coi như không dạy !
          Nên tham khảo cuốn sách Lịch sử địa phương thành phố Hồ Chí Minh do hai vị đầu ngành soạn thào  ( TS Võ Văn Sen và PGS Ngô Minh Oanh ) để có định hướng soạn nội dung.

                                                                                   ĐOÀN LUYẾN       

22/1/12

Sau 37 năm trở về Quảng Trị.



Bảo tàng Cổ Thành Quảng Trị


Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, vùng đất khó khăn nhất của đất nước, đặc biệt là trong hai cuộc chiến. Người nông dân Quảng Trị "Đập đất chai tay, nắng hè phỏng trán" trên vùng đất "cày lên sỏi đá", cuộc chiến nhiều ngày làm cho Quảng Trị càng hoàng tàn. Nắm 1972 trong tác phẩm Mùa hè đỏ lửa nhà văn Phan Nhật Nam đã nói về những người dân Quang Trị:....."rất nghèo, quá nghèo đến nỗi tên gọi của người Quảng Trị cũng không có chữ để lót.."  như Đoàn Luyến, Đoàn Huệ, Trương Giáo, Trương Ũy... Về sau tôi mới nhận thấy cả những vị lãnh đạo cũng "không có gì để lót" như Đoàn Khuê,Đoàn Thuý, Lê Duẫn...Sau nầy khi tái lập tỉnh Quảng Trị cũng tự giới thiệu là tỉnh "Có hai thị xã, hai con sông và... hai Nghĩa Trang", một địa phương chịu quá nhiều thiệt thòi trong chiến tranh.
Cái khổ thường xuyên từ bao đời của Quảng Trị là thiên tai, bão lũ , hình như không năm nào không có.  Chúng tôi ngay từ lúc nhỏ đã biết cách phòng chống, đứa nào cũng biết bơi, và bơi rất tốt , nếu không biết thì không sống đến ngày nay, năm học nào cũng có vài đứa bạn ra đi theo Hà Bá.
Vùng đất Quảng Trị có người Việt từ năm 1558 ( Khi Nguyễn Hoàng tiến về phương Nam mở cỏi ), có lẽ từ đó đến nay có quá nhiều cuộc chiến tranh, từ các cuộc chiến tranh giành quyền lợi giữa các dòng họ đến các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam thời hiện đại, đây là nơi cuộc chiến diễn ra ác liệt nhất, dấu vết để lại quá kinh hoàng khi ta đi qua Quảng Trị nhìn những nghĩa trang, nghĩa địa của vùng này.
Năm 2009, sau 37 năm tôi trở về Quảng Trị, nơi đầu tiên tôi đến là Mẹ La Vang, đây là nơi có nhiều dấu ấn tuổi thơ tôi tại vùng đất Quảng Trị, Thánh địa La Vang ngày nay đã được khôi phục nhưng dấu vết chiến tranh còn quá nặng nề.  Nếu nhìn La Vang với góc độ người làm kinh tế thì đây chính là một địa điểm du lịch hấp dẫn với hàng triệu khách có Đạo trong và ngoài nước, nhưng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.
Dân Quảng Trị có truyền thống hiếu học, có lẽ không phải học để làm gì  ghê gớm nhưng phải học để thoát nghèo, học để vươn lên trong cuộc sống. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để Quảng Trị khôi phục và phát triển kinh tế. 

Thành phố Đông Hà, thủ phủ của Tình hiện nay khá hiện đại và đẹp. Nguyên nhân chính là vùng đất bị tàn phá hoàn toàn và làm lại toàn làm mới cho nên rất đẹp. Tuy nhiên thành phố  phát triển mang tính "Kế hoạch" hơi nặng, chưa có chút bùng phát  của một nền kinh tế thị trường, chưa thấy các trung tâm công nghiệp lớn xuất hiện.
          Nét văn hoá truyền thống của Quảng Trị là rất quan tâm đến việc xây dựng mồ mã cho người đã khuất, người sống như thế nào thì người chết cũng vậy, cho nên kinh tế càng phát triển thì mồ mã cũng được quan tâm nâng cấp, ông Việt kiều và ông Việt Cộng thi nhau nâng cấp mồ mã, lăng tẩm, đình miếu ... cho nên chúng ta thấy ở đây có những ngôi mộ bạc tỷ, không biết hậu quả sẽ như thế nào ? 


Tôi trở về làng cũ, làng Đại Độ, đi dọc theo sông Hiếu Giang, con sông mà ngày xưa khi còn đi học chúng tôi thường xuyên vui chơi nô đùa, ngày nay trở lại quá nhiều thay đổi, không còn dòng nước trong lành như ngày xưa. Làng cũ không còn luỹ tre, không có những "tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ reo", mà cả cái tên cũng sắp biến mất, phường, khu phố thay cho làng xã. Trong lịch sử nhiều nơi trong nước và trên thế giới, quá trình chuyển đổi từ làng xã thành phố thị là một điều tất yếu, nhưng khi đổi người ta cũng để lại tên phố, tên phường như tên của làng xã trước đây, nhất là các làng xã có truyền thống khá lâu đời như các làng ven sông bờ Bắc sông Hiếu ( Theo Hoàng Hữu Phong ). Thế nhưng! Thế nhưng!
       Với truyền thống chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chắc chắn trong tương lai không xa Quảng Trị sẽ trở thành một cửa khẩu quan trọng tiến ra biển Đông của vùng đất Miền Trung.
                                                                  Đoàn Luyến - 2009