19/8/11

Nước Việt Nam thời "Quan liêu, bao cấp"(1976-1986)

Tem phiếu thời bao cấp

        
Khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Tìm những người có tư duy Đổi mới đưa vào BCH Trung ương Đảng...". Người có tư duy Đổi mới là người biết thế nào là chế độ "quan liêu, bao cấp"? Là người biết chủ trương Đổi mới của Đảng. Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc Đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, địa phương nào xoá được "quan liêu, bao cấp", địa phương nào biết Đổi mới thì kinh tế địa phương đó phát triển. Đất nước hơn 20 năm Đổi mới, dấu ấn "quan liêu, bao cấp" đang phai dần nhưng hiện nay có những địa phương vẫn còn quan liêu, phải tìm "người có tư duy Đổi mới". Nội dung đề tài nghiên cứu những chủ trương, biện pháp, hậu quả của chế độ "quan liêu, bao cấp", từ đó vận dụng và phát huy công cuộc Đổi mới hiện nay của Đảng đưa Việt Nam "Sánh vai cùng với cường quốc năm châu".
      Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất với tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đường lối xây dựng Xã hội chủ nghĩa với mô hình của Liên Xô, đây là mô hình xã hội chủ nghĩa có nhiều khuyết điểm mà hiện nay Đảng Cộng sản VN gọi là mô hình "quan liêu, bao cấp". Với mô hình "quan liêu, bao cấp" nầy, các nước XHCN đồng loạt bị khủng hoảng toàn diện, Liên Xô tiến hành công cuộc Cải tổ, Trung Quốc tiến hành công cuộc Caỉ cách và mở cửa, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới. Cho đến nay, công cuộc Đổi mới của Việt Nam về cơ bản hoàn thành, đất nước ta đang từng ngày phát triển.
       
1. Nguyên nhân hình thành chế độ "Quan liêu, bao cấp"
    - Mô hình Chủ nghĩa xã hội phương Tây.
      - Chế độ bao cấp trong chiến tranh
      - Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh
      - Đường lối Đại hội IV, V
    Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
                                theo : https://sites.google.com/site/vuducviet/kinhtevietnam 
  
2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.
Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Thứ tư
, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.
Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu. ( Trích .......)



3. Cuộc sống thời bao cấp
- Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước
    + Lương bổng
    + Tem, phiếu
    + Giáo viên thời bao cấp.
    + Bịnh viện thời bao cấp
- Đời sống nhân dân
    + Hàng cung cấp, phân phối "mua như cướp, bán như cho"
    + Sản xuất hợp tác xã
    + Mua bán hợp tác xã
    + Hàng lậu: "công an, thuế vụ, kiểm lâm...."
    + Mua vé xe thời bao cấp.
    + Các nghề thời bao cấp.
    + Học sinh thời bao cấp



   
Cán bộ được cấp tem phiếu vào cửa hàng để mua

          Tem mua phụ tùng xe đạp

                             Tem mua đường

 
     

              Tem mua lương thực

                 Tem mua xăng
Cảnh xếp hàng đong gạo tại cửa hàng lương thực
  Hàng ngày, người dân xếp hàng để được mua lương thực, chữ viết tắt XHCN được dịch là xếp hàng cả ngày





Cửa hàng là nơi phân phối các loại hàng nhu yếu phẩm cho người dân

4. Hậu quả.


 Một yêu anh có may ô 
 Hai yêu anh có cá khô để dành 
 Ba yêu rửa mặt bằng khăn
 Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.




"Cán bộ cao ăn cung cấp – cán bộ thấp ăn chợ đen—Cán bộ quen ăn cổng hậu." 





5. Biện pháp khắc phục
    - Chính sách khoán sản phẩm.
    - Các tỉnh Nam Bộ phá rào.
    - Đại hội VI với chính sách Đổi mới

    
( Bài đang tiếp tục nghiên cứu )


6.Tư liệu tham khảo
1. Đêm trước Đổi mới
2. Văn kiện Đại hội Đảng IV,V,VI
3. Chuyện thời bao cấp tập I,II.
4. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
5. https://sites.google.com/site/vuducviet/kinhtevietnam.

Hoạt động của Mặt trận Dân tộc GPMNVN từ 1969-1976

      Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân Năm 1968, thế lực giữ ta và địch đã có nhiều chuyển biến. Về phía ta, mặc dù có nhiều thiệt hại nhưng lực lượng ta  trưởng thành, nhất là lực lượng trong nội thành. Về phía nước Mỹ, nhân dân Mỹ đã dấy lên một phong trào phản chiến mạnh mẽ, buộc tổng thống Mỹ phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến, buộc Mỹ phải bước vào bàn hội nghị Pari. Trong hoàn cách đó, Chính phủ CMLTCHMNVN ra đời làm sứ mạng lãnh đạo nhân dân Miền Nam chống Mỹ. Đây là vấn đề lý thuyết, vấn đề đối ngoại. Thực chất công cuộc giải phóng Miền Nam Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà điều hành cuộc kháng chiến. Mặt trận DTGPMNVN tiếp tục thực hiện chức năng của một mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam, vận động mọi tầng lớp nhân dân miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến ngày toàn thắng 
1. Vận động thành lập Chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam
2. Vận động thế giới ủng hộ Việt Nam.
3.  Vận động nhân dân hưởng ứng các chiến dịch 
    3.1. Chống "Việt Nam hoá chiến tranh"
    3.2. Chống "bình định" và "lấn chiếm" sau Hiệp định Pari
    3.3. Đại thắng Mùa Xuân Năm 1975

Xe tăng vào Dinh Độc Lập
4. Cuộc vận động thống nhất đất nước
5. Thống nhất Mặt trận nhân dân
                  oOo...oOo...oOo
               ( Bài đang tiếp tục nghiên cứu )

15/8/11

Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam


I.    Mở đầu
          Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đa tộc người, đã trãi qua những bước thăng trầm trong lịch sử, là nước chịu nhiều tác động  của những quan hệ  giữa bản thân  với các quốc gia dân tộc trên thế giới, có nhiều lúc được độc lập tự chủ, cũng có khi đắm mình trong đêm tối nô lệ. Những  thữ thách mang tính sống còn  của tổ quốc  đã rèn đúc cho các tộc người Việt Nam  một ý chí  phải tựa vào nhau mà sống, phải trăm người như một, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, cũng như để xây dựng đất nước. Trãi qua gần một trăm năm  chiến đấu chống giặc ngoại xâm, kết thúc bằng hai cuộc kháng chiến thần  thánh  của dân tộc, đất nước được độc lập, các tộc người được giải phóng. Toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt các tộc người, Nam, Bắc, xuôi ngược, lại phải gồng sức lên để xây dựng  một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ một điểm  xuất phát thấp kém, với 80 % nhân dân còn sinh sống bằng nông nghiệp, đất nước  lại bị tàn phá  và đang gánh nhiều hậu quả trực tiếp của cuộc  chiến  tranh  như thiếu kinh nghiệm  xây dựng đất nước, thiếu cán bộ, thiếu thợ lành nghề, lại phải thay đổi thiết chế  xã hội  từ thời chiến sang thời bình, lại phải giải quyết những hâu quã của chiến tranh như  gia đình thương binh, liệt sĩ, trẻ con mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam ….. Cộng cuôc xây dựng đất nước  lại nằm  trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường  mang tính  toàn cầu, có thuận lợi nhưng  cũng lại  đầy những khó  khăn, bất trắc, mà ở đây, vấn đề dân tộc  và tôc người  vẫn luôn là  vấn đề phải quan tâm . Ở đây  ,việc phát huy nội lực của khối đại đoàn kết dân tộc  của các tộc người  phải đạt ra  như một yêu cầu hàng đầu .
          Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân  tộc Việt Nam  diễn ra  hàng nghìn năm, với hàng nghìn  cuộc đấu tranh  chống giặc ngoại xâm đã sớm  tích luỹ  cho nhân dân Việt Nam ý thức đoàn kết các tộc người , cùng bảo vệ độc lập  dân tộc. Cũng từ đó, ý thức về :”nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ” đã hình  thành và phát triển .
          Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lắm  nắng nhiều mưa, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng cũng không ít thiên tai. Điều đó, buộc các tộc người trên cùng lãnh thổ phải cấu kết lại   với nhau  để chống thiên tai, để phát triển sản xuất, để bảo vệ sự sống còn  của các  tộc người. Đó là lý do  cộng đồng  các dân tộc Việt Nam  sớm xây dựng một quốc gia  của  riêng mình .
          Nhìn suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam, ta thấy  các tộc người riêng biệt  trên lãnh thổ nước  ta, kể cả người Việt, ngưòi Chăm … , hầu như  chưa bao giờ  tự mình xây dựng một cộng đồng chính trị – xã hội  riêng rẽ, với một nhà nước  hay một  tổ chức hành chính, một lãnhthổ, thậm chí  một văn hoá, một ngôn ngữ tách biệt. Nhà nước Văn Lang hay Âu Lạc  cũng đã là một   quốc gia đa tôc người .
          Nôi dung đề tài, trước  hết,  xin trình bày một số khái niệm về dân tộc, một số tiêu chí  xác định một quốc gia dân tộc, quá trình hình  thành và phát triển công đồng dân tộc Việt Nam và rút ra một số đặc điểm của của cộng đồng  dân tộc Việt Nam .
II.   Khái niệm Dân tộc quốc gia và Dân tộc thành phần
          Trong tiếng Việt, thuật ngữ  dân tộc có hai nghĩa  dễ lẫn lộn với nhau, đó là dân tộc quốc gia  và dân tộc thành phần, dân tộc quốc gia ở đây  có nghĩa là một cộng đồng dân tộc (nation ) bao gồm nhiều tộc người. Ngoài ra dân tộc trong tiếng Việt còn có nghĩa là tộc người ( ethnie ), dân tộc thành phần. Vậy, thế nào là dân tộc quốc gia, thế nào là dân tộc thành phần ?
1.Thế nào là một dân tộc quốc gia  ( nation ) ?
          Từ thế kỷ XVIII, trước ca thời C. Mac và Ph. Angghen, cho đến thời V.I. Lênin và J.V. Stalin, trên thế giới hình thành  một hình thức  dân tộc mới :  dân tộc tư bản chủ nghĩa . Trong giới khoa học và chính trị  xuất hiện những cuộc tranh luận dai dẵng  về hình thức  công đồng dân tộc  kiểu mới nầy. Ý kiến chủ đạo trong giai đoạn này là ý kiến của Stalin  :”Dân tộc là một khối  cộng đồng ngưới ổn định,  thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở  cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hoá ”. Đó là ý kiến chủ đạo chi phối suốt trong một thời gian  dài nhưng có nhiều người cũng không đồng ý.
          Ở Việt Nam, sau năm 1954, cuộc thảo luận  về vấn đề   hình thành dân tộc Việt Nam  kéo dài từ năm 1955 đến 1965 diễn ra rất sôi nổi. Hầu hết các ý kiến đều bám  chắc vào  định nghĩa của Stalin  và cho rằng dân tộc Việt Nam có từ khi  có mầm mống tư bản chủ nghĩa .
          Về sau, có những ý kiến cho rằng, cần xem xét thực tiễn Việt Nam, vì Việt Nam  có yêu cầu chống ngoại xâm gắn liền và xuyên suốt lịch sử. Một số ỳ kiến cho rằng ở Phương Đông, dân tộc ra đời sớm hơn, có thể xuất hiện trong thời phong kiến, khi chế độ phong kiến còn thống trị. Hầu hết các ý kiến khác với “kinh điển ” đều bị phê phán.
          Người phát biểu đầu tiên  nêu lên  một quan điểm độc lập, xác định rõ ý kiến của Hồ Chí Minh  coi “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ”, khác với J.V. Stalin là đồng chí Lê Duẫn, cố tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1966 đồng chí  đã viết :”Ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam hình thành từ khi lập nuớc, chứ không phải từ khi  chủ nghĩa tư bản nước ngoài  xâm nhập vào Việt Nam”. Ý kiến đó được nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đồng tình .
          2.Thế nào là một tộc người  ( ethnie ), dân tộc thành phần ?
          Thuật ngữ tộc người, trước đây người ta có gọi là  người sắc tộc, người thiểu số, bộ tộc , bộ lạc ...Trong một thời gian dài, nó nhằm  chỉ vào một cộng đồng người  chưa đạt đên trình độ văn minh  nhất định, thậm chí chưa đạt đến trình độ  tự mình đứng ra tập hợp  các cộng đồng người  khác  thành lập  một quốc gia dân   tộc .
          Nhưng  có một điều chắc chắn rằng, cộng  đồng người đó – ethnie  -  không thể lẫn với cộng đồng dân tộc  ( nation )  vì là   nation phải có hai yếu tố cơ bản : (1) dựa trên một lãnh thổ, có một biên giới được xác định, (2) phải thành lập một nhà nước được thế giới công nhận. Theo  D. Diderot :  một dân tộc ( nation )  phải là một cộng đồng chính trị , bao gồm cư dân một quốc gia, có chung một nhà nước , một chính phủ ,  có một luật pháp thống nhất . Tộc người (ethnie ),  ngược lại   là một cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú  trên cùng một lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự chỉ đạo  của  một chính phủ  với những đạo  luật chung .
          Có nhiều ý kiến tranh cãi về thuật ngữ tộc người. Có điều tất cả dường như  thống nhất tộc người  nhằm chỉ các cộng đồng  tộc người  mang tính tộc người bất kỳ, kể cả các  cộng đồng tộc người  chủ thể  của một quốc gia, các cộng đồng tộc người thiểu số  ở các vùng ngoại vi. Đây là một nhận thức đúng đắn  nếu không muốn rơi vào  chủ nghĩa phân biệt tộc người. Các tộc người “chậm tiến” đó vẫn  và đang tham gia  vào công cuộc xây dựng thế giới chúng ta, không còn là những thị tộc, bộ lạc, những bầy người của hàng vạn năm trước, họ cũng đáng được  đối xữ bình  đẵng  trong một thế giới tự do và bình đẵng .
          Một tộc người thông thường là thành  phần  cấu   thành  của một quốc gia – dân tộc. Theo viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn : một tộc người phải có ý thức tư   giác  thuộc về một quốc gia dân tộc nhất định .
          Như vậy, ethnie hay tộc người  là một cộng đồng người mang tính  tộc người, bao gồm tất cả  các cộng đồng đã trãi qua  xã hội công nghiệp như Pháp, Đức, Nga …  hay đã là chủ thể một  quốc gia dân tộc như Hán, Kinh, Nhật ….  Cho đến các tộc người chưa đủ sức tự mình  tập hợp các tộc người khác  thành quốc gia dân tộc như  Tày, Nùng, Mường …  cho đến các tộc người xưa  vẫn được các nhà phân biệt  chủng tộc  gọi là  thị tộc, bộ lạc …
          Vậy nên, ta cần thất rõ một điều, mỗi một cá nhân  thuộc về một quốc gia dân tộc ( nation ) nhât định, đồng thời  cũng thuộcvề một tộc người ( ethnie ) nhất định .
III.  Tiêu chí xác định một quốc gia dân tộc
         Xác định tiêu chí của một dân  tộc (nation) hay một tộc người ( ethnie), một nhóm địa phương cũng  cần một cái nhìn toàn diện. Cộng đồng người trước hết thuộc một hay nhiều chủng tộc, phân bố trên một lãnh thổ như thế nào, tại sao, dân số đông hay ít, đơn ngữ hay đa ngữ, sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội ra sao, tuân theo một tín ngưỡng tôn giáo nào, lối sống và sinh hoạt văn hóa biểu hiện thế nào, đặc biệt là có ý thức thuộc về dân tộc hay tộc người này, tức là có ý thức chấp nhận một tên gọi, thuộc về một số phận lịch sử nhất định nào. Đó là việc làm của ngành dân tộc học theo thuật ngữ thường dùng của trường phái Pháp, Nga ( Liên Xô cũ) hay của ngành Nhân học văn hóa ( anthropologie culturelle) theo thuật ngữ của trường phái Anglo – saxons. Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể một nước, xác định thành phần của một dân tộc, hay một tộc người thông thường chọn những tiêu chuẩn nổi bật, ví dụ nếu ở Đông Nam Á, tiêu chí nhân chủng không quan trọng bằng ở Châu Mỹ La Tinh, ở đó sự lai tạp giữa các giống người đen, trắng,vàng, giữa các cư dân của các quốc  gia khác nhau đến tụ cư sinh sống, ngược lại ngôn ngữ, văn hóa lại nổi trội đặc biệt đối với những vùng các tộc người cư trú xen kẽ ở miền núi.
                   Xác định một dân tộc hay một tộc người cũng thường dựa trên những tiêu chí giống nhau. Có điều nếu tiêu chí quan trọng đối với dân tộc là lãnh thổ, là nhà nưóc ( thiết chế chính trị), thì quan trọng đối với một tộc người, một nhóm địa phương lại là văn hóa, là tính tự giác. Để tiện trình bày, tôi giới thiệu từng tiêu chí  trong đó sẽ nói rõ sự khác biệt về tầm quan trọng của từng tiêu chí đối với dân tộc, cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng chính trị xã hội và đối với tộc người, nhóm địa phương – cộng đồng tộc người.
1.     Tên gọi:
              Mỗi một dân tộc hay tộc người khi mới được hình thành đã có ngay yêu cầu tự đặt cho mình một tên gọi. Các dân tộc và tộc người xung quanh biết đến họ cũng lại có nhu cầu đặt cho họ một tên gọi. Nên ví thế mỗi dân tộc, mỗi tộc người thường mang nhiều tên gọi khác nhau. Chọn một tên gọi đúng đắn cho một dân tộc hay tộc người là biểu thị thái độ tôn trọng đối với cộng đồng đó, đồng thời chứng tỏ ý thức  nghiêm túc về mặt khoa học. Đúng như Ph. Angghen viết: “ Tên gọi là một đặc tính của một dân tộc”. Tên gọi không phải là một cái gì bất biến, cũng như bản thân dân tộc hay tộc người cũng không phải là một cộng đồng người không thay đổi. Một tên gọi cũng không hẳn đã bao hàm một đối tượng nhất định với những thời gian khác nhau. V. A . Nikônôv nói rất đúng rằng : “ Tên dân tộc có vận mệnh riêng của nó.  Còn đối tượng của tên đó lại có thể có vận mệnh khác. Và chỉ trong một thời kỳ nào đó, một tên dân tộc mới chỉ đúng với một đối tượng. Trước sau thời kỳ đó, tên gọi chỉ một đối tượng khác, cũng như đối tượng cũng có thể mang một tên khác”.
        Lấy thí dụ tên Việt và Việt Nam thì rõ. Đã có thời kỳ người Việt được gọi là Cheo ( Keo) phiên âm Hán – Việt thành Giao; đất Việt Nam được gọi là Giao Chỉ. Từ Tùng Thạch cho Giao nghĩa là trắng, trong trắng. Tên này vẫn được một bộ phận người H’Mông dùng; người nhóm ngôn ngữ  Tày –Thái cũng gọi người đất Việt là Keo, Kẹo, mường Keo, Kẹo với ý nghĩa trên, trắng, ngọc ngà. Rõ ràng là thành phần cư dân  Giao không chỉ bao hàm khối cư dân ngày nay, mà rất có thể bao gồm các nhóm cư dân Việt- Mường, Môn – Khơme cổ xưa trong vùng. Có một thời kỳ danh từ Kinh   chỉ dùng để gọi các cư dân Việt sinh sống nơi kinh kỳ hay nói rộng ra là nơi đã được giáo hóa bởi văn minh Trung Hoa, mà không bao hàm toàn bộ cư dân Việt.
              Các dân tộc hay tộc người ưa chọn tên của bản thân đặt ra, tên tự gọi, nhằm tự phân biệt với các cộng đồng xung quanh. Tuy nhiên số tên tự đặt thật ra không nhiều, vì thường biến mất hay bị tên mà các tộc người xung quanh đặt cho lấn át. Ph.Ang ghen cho rằng “hình như tên gọi của bộ lạc phần nhiều được đặt ra một cách ngẫu nhiên hơn là được chọn lựa một cách có ý thức. Trong quá trình chung sống, thông thường bộ lạc đã nhận tên gọi từ những bộ lạc láng giềng đặt cho mình. Tên này thường rất khác với tên mà chính ngay bộ lạc đó tự gọi mình”. Những tên đó lúc đầu chưa mang tính miệt thị, ngay như trường hợp thuật ngữ Mán, Mọi, Xá, những tên phiếm xưng nhằm chỉ cư dân một vùng khác lạ với mình, hay như Bru, Cơ Ho, Ba Noong, Mnông v.v…… Những tên mang tính miệt thị nhằm gán cho người khác, chỉ xuất hiện sau này trong những xã hội đã có sự phân biệt dân tộc và tộc người, thường lại là những tên do bọn đi xâm chiếm đặt cho người bị xâm lược. Tên nước An Nam, Annamite được xem như một tên gọi sỉ nhục với người Việt Nam.
              Gần đây, với phong trào giành độc lập của các quốc gia dân tộc, trên tinh thân bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, các tộc người, các quốc gia dân tộc tự đặt tên lại cho bản thân, nhất là các quốc gia dân tộc xưa bị áp bức, bị thay đổi tên; đồng thời yêu cầu gọi đúng tên gọi theo phiên âm của ngôn ngữ dân tộc mình.
              Các tộc người nhất là các tộc người thiểu số cũng đòi hỏi được gọi đúng tên tộc người, xóa bỏ những tên gọi mang tính miệt thị tộc người
              Tên gọi các quốc gia dân tộc trên thế giới nói chung đến nay được tự mình đặt ra, được Liên Hiệp Quốc công nhận, được nhân dân thế giới tôn trọng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi tộc người vẫn giữ thuật ngữ riêng để gọi một quốc gia dân tộc, do thói quen, không có ý miệt thị, như  người Việt Nam gọi dân tộc France là Pháp, Rut-xia là Nga, Italia là Ý, Germani là Đức v.v… Có thể sẽ có những thay đổi ở một số nước, nhưng cũng là do bản thân tự đề xuất. Tên gọi các tộc người, các nhóm địa phương trong từng quốc gia- dân tộc còn chưa được nghiên cứu, nhất là đối với những cư dân ở các vùng hẻo lánh, cách biệt. Tình trạng các sách báo thống kê tên gọi các tộc người, các nhóm địa phương một nước khác nhau đương còn là phổ biến, vì bản thân sự thống kê số lượng cũng chưa thống nhất ở các nước đa tộc người như ở Châu Á, Châu Phi, Châu Đại dương và Châu Mỹ la tinh. Ơ nước ta, sau gần 20 năm nghiên cứu, bảng danh mục các tộc người được công bố năm 1979, được giới khoa học hoan nghênh, vì trong các tên gọi đã lưu ý nguyên tắc tôn trọng tên thông dụng, trong đó phần đông là tên tự gọi của các tộc người, các nhóm địa phương, khôi phúc lại các tên gọi đúng đắn của các cư dân, rõ rệt nhất là các cư dân Môn – Khơme ở miền Bắc, cương quyết xóa bỏ các tên gọi mang tính kỳ thị dân tộc, xúc phạm tình cảm dân tộc.
2.     Ngôn ngữ:
              Người trong một dân tộc hay một tộc người dễ dàng nhận ra nhau, cho dù ở nước này hay nước khác một phần là qua ngôn ngữ. Nên có thể nói ngôn ngữ là dấu hiệu khó có thể thiếu được trong việc xác định một dân tộc, một tộc người, trừ những trường hợp biệt lệ.
a. Đối với các thành viên của một quốc gia dân tộc, đó là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính của quốc gia đó.Loại ngôn ngữ này thường tập trung vào một số ngôn ngữ có tính phổ biến trên thế giới, có chức năng giao tiếp vượt ra khỏi biên giới tộc người hay quốc gia dân tộc. Liên Hiệp Quốc công nhận sáu ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hán, Tây Ban Nha và Arập, được sử dụng trong các cuộc họp và các văn bản của cơ quan đầu não thế giới này. Có 12 ngôn ngữ được sử dụng cho 2/3 dân số thế giới, là tiếng nói chính thức của quốc gia, là tiếng mẹ đẻ thứ hai, hoặc là sinh ngữ bắt buộc ở các trường trung học, là tiếng nói giao tiếp trong giới thượng lưu. Tiếng Anh có 800 triệu người sử dụng, được nhiều nước với 403 triệu người coi là tiếng nói chính thức dùng trong hành chính, 55 triệu ở Anh ( theo số liệu năm 1984), 210 triệu ở Mỹ, 14 triệu ở Canađa, 15,6 triệu ở Australia v.v …Tiếng Tây Ban Nha có 156 triệu người sử dụng, trong khi đó ở Mexico và Trung Mỹ là 81,1 triệu, ở Caribe 18 triệu, ở Nam Mỹ 89,5 triệu, ở Mỹ 14 triệu, ở Philippines 0,5 triệuv.v… Tiếng Hán ( Quan hỏa) là tiếng nói chín thức của nước CHND Trung Hoa với hơn một tỷ dân, là tiếng nói giao tiếp của các cư dân Hoa trên toàn thế giới, là sinh ngữ học trong trường học nhiều nước ở Viễn Đông, nhưng gần đây lại chưa phải đã là tiếng phổ biến ngay trong tộc người Hán, vì số dân nói các phương ngữ Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ, v.v… lên đến hàng chục triệu. Tiếng Hindi ( An Độ) cũng vậy, là một trong hai tiếng nói chính thức của Ấn Độ, nhưng số đông người An Độ thuộc các tộc người khác lại ít biết. Tiếng Pháp có khoảng 110 triệu người sử dụng, là tiếng nói chính thức của nước Pháp và một số nước khác. Ơ Pháp có 51 triệu, Canada 5,8 triệu, Mỹ 2,6 triệu, Bỉ 4 triệu. Tiếng Pháp có nhiều phương ngữ như Normand, Picard, Wallon, Angevin v.v…, là sinh ngữ dạy trong nhiều nước, đặc biệt là các nước trong cộng đồng Fracophone. Tiếng Nga là tiếng nói chính thức của Liên Bang Nga, xưa của Liên bang Xô Viết, là sinh ngữ phổ biến ở nhiều trường đại học các nước được nhiều tộc người phi Nga coi là tiếng mẹ đẻ thứ hai (16,3 triệu), hay sinh ngữ thứ hai ( 61,3 triệu), là tiếng nói của nhiều bộ phận cư dân các nước, ví dụ ở Mỹ có 334.615 người ( số liệu 1970), 31.795 người ở Canada, một thời đa số ở các nước xã hội chủ nghĩa. Tổng cộng có hơn 280 triệu người sử dụng ( số liệu của Liên Xô 1986). Tiếng Bồ Đào Nha là tiếng nói chính thức trong nước ( 10 triệu), nhưng lại là tiếng nói chính thức của Braxin (125 triệu). Ơ Mỹ có 365.000 người nói tiếng Bồ Đào Nha, ở Canada 87000, ở Goa ( An Độ) 250000, ở Ma Cao 2000 người… Tổng số toàn thế giới có 154 triệu người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Arập phân bố rộng rãi ở miền Trung Cận Đông và Bắc Phi với số lượng 200 triệu dân, phân ra nhiều ngôn ngữ gần gũi nhau như tiếng Ai Cập, Algeria, Marocco, Tunisia, Iraq, Syria, Sudan, Tiểu vương quốc Arập v.v…, nhưng còn phổ biến trong thế giới Hồi giáo, với số lượng hơn một tỉ dân, trong các tầng lớp thượng lưu và chưc sắc đạo Hồi.
                   Một số quốc gia dân tộc khác cũng có tiếng nói chính thức của dân tộc mình mang tính hành chính. Có những nước và liên bang có hai, ba v.v… ngôn ngữ nổi trội (Thụy Sĩ có tiếng Đức, Ý, Pháp), Canada ( Anh,Pháp), Bỉ ( Đức, Pháp). Có hiện tượng ngoài ngôn ngữ chính thức quốc gia ( An Độ với tiếng Hindi; Pakistan với tiếng Urdu v.v…), vẫn có thêm một thứ tiếng thứ hai, tiếng Anh phổ biến trong văn bản hành chính, trong trường học. Tiếng nói chính thức của một quốc gia dân tộc thông thường là tiếng nói của tộc người có vị trí tập hợp các tộc người khác trong quốc gia đa tộc người: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hindi, tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Ba Lan, tiếng Thụy Điển v. v… Nên những tiếng nói của tộc ngưởi đó vừa là tiếng nói của tộc người ( Việt) vừa là tiếng nói của cả nước ( tiếng quốc ngữ).
          b. Sự xuất hiện các ngôn ngữ quốc gia, nhất là các ngôn ngữ có tính toàn thế giới hay khu vực, dẫn đến sự thui chột các ngôn ngữ tộc người. Theo cuốn sách của Viện ngôn ngữ trong tình hình gần đây, ở Mỹ đã mất đi 22/ 189 tiếng nói các tộc người, ở Brazil 30/238, Liêng bang Xô viết ( cũ) 4/ 161, An Độ 10/391, Inđônesia 3/669. Thật là buồn cười, các tác giả cuốn sách đó cho biết ở Việt Nam đã mất đi 1/77 ngôn ngữ, đó là tiếng Tayboi ( Tây bồi).
           Tiếng nói của mỗi tộc người cũng có thể bao hàm nhiều phương ngôn hay thổ ngữ. Đó là hệ quả của sự cư trú tách rời của cư dân một tộc người, thường dẫn đến sự ra đời các nhóm địa phương. Tình hình này thường xảy ra với các tộc người nhỏ, cư trú ở miền núi, lại ở vùng hay phải chuyểncư, đời sống không ổn định. Bức tranh của tình hình các tộc người thiểu số ở Nam Trung Quốc, Đông Nam Á cả lục địa lẫn hải đảo là một thí dụ. Nên ta không lấy làm lạ trong một tộc người, có khi vẫn cùng chung nét sinh hoạt, văn hóa, lại nói hai ngôn ngữ; nhưng trong hai ngôn ngữ đó vẫn có một ngôn ngữ giao tiếp hay một văn tự để giao tiếp. Đó là trường hợp tộc người Sán Chay ( Cao Lan – Sán Chỉ) và Chu Ru ở Việt Nam. Đó cũng là trường hợp một số nhóm Dao và nhóm Nùng trong cộng đồng tộc người Dao và Nùng. Trên thế giới, ta cũng thường gặp hiện tượng này như cộng đồng người Choang, Di v.v… ở người xứ Walls, cộng đồng Gallois của xứ Galles, cộng đồng Gaélic của người Ireland v.v… Ngược lại, cũng không loại trừ  có những tộc người đã mất ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng một ngôn ngữ khác, vẫn tồn tại như một tộc người. Ơ nước ta, người Ơ Đu thường ngày trao đổi bằng tiếng nói của các tộc người khác. Tiếng mẹ đẻ chỉ coi như một phương tiện lúc sắp về già học để biết, nhằm có thể “ nói chuyện” được với người thân sau khi đã khuất. Một bộ phận người Kháng, người La Ha v.v… ở Tây Bắc đã quên tiếng mẹ đẻ.
          c. Ngôn ngữ là một yếu tố xác định một tộc người, một dân tộc cho dù có những biệt lệ kể trên. Có nhà ngôn ngữ học đã nói: “ Ngôn ngữ còn, dân tộc còn, tộc ngưòi còn”. Thật thế, ngôn ngữ mẹ đẻ là thân thương với mọi người, là tiếng nói từ tuổi thơ được người mẹ “ đánh thức cả một quá khứ dân tộc” trong lời ru trẻ thơ, là tiếng nói thiêng liêng của một chiến binh ngã trên chiến trường trước khi rời đồng đội. Ngôn ngữ là một ngọn cờ đấu tranh để bảo vệ sự sống còn của một tộc người, đối diện với chính sách đồng hóa ngôn ngữ của người cầm quyền. Ơ nước ta, cuộc đấu tranh truyền bá bảo vệ tiếng quốc ngữ nở rộ vào những năm 30, 40 thế kỷXX là một bộ phận của cuộc đấu tranh yêu nước đương thời. Qua tiếng nói, con người biểu đạt một cách sinh động, độc đáo, rất cụ thể tất cả những chi tiết của cãnh quan đầy biến động của môi trường tự nhiên, cũng như của những quan hệ xã hội phức tạp và nhạy cảm giữa con người và con người trên tất cả các lãnh vực từ thiết chế gia đình, xã hội đến những tình cảm, những tín ngưỡng, những giá trị của tộc người. Tất cả được phản ánh vào những công trình nghệ thuật: lời thơ, tiếng   hát, bài văn, cho đến những lệ luật, những truyền thuyết, huyền thoại, những áng sử thi bất hủ. Nó cũng còn được phản ánh  vào những bài thuốc dân tộc, những bí truyền nghề nghiệp, những luân lý, đạo đức,triết học v.v… được truyền miệng hay ghi bằng văn tự, truyền từ đời này qua đời khác. Với hơn 6000 ngôn ngữ và hàng vạn phương ngữ hay thổ ngữ và hơn 500 văn tự, phần lớn kho tàng văn hóa phi vật thể các tộc người được lưu giữ lại qua quá trình lịch sử. Đến nay, mặc dầu chính sách diệt chủng, đồng hóa dân tộc, đồng hóa ngôn ngữ không còn là chính sách của những quốc gia đa tộc người, mọi người đều phải nói đến sự bình đẳng, tôn trọng ngôn ngữ và tộc người; song tư tưởng của nó, cộng thêm áp lực của thế giới công nghiệp, của toàn cầu hóa sẽ dẫn đến sự thui chột các ngôn ngữ tộc người, nhất là của các tộc người nhỏ yếu sinh sống ở những miền ít có điều klện phát triển.
3.     Lãnh thổ:
        a.   Một quốc gia dân tộc bao gồm một tộc người hay nhiều tộc người cũng phải được xây dựng trên một lãnh thổ nhất định , được cai quản bởi một nhà nước.Một khi quốc gia dân tộc phát triển , thì ngược lại , lãnh thổ của các tộc người cư trú ở đó lại mất đi sự bền vững của nó.Nếu thuở ban đầu,một hay hai ba tộc người đông về dân số,phát triền kinh tế – văn hóa , tập hợp xung quanh mình các tộc người tạo lập nên một nhà nước, quy định một lãnh thổ quốc gia nhất định, chưa có sức chi phối các tộc người cùng cư trú, lãnh thổ tộc người còn được tôn trọng. Về sau, khi nhà nước trung ương vững mạnh, tính thống nhất quốc gia được củng cố, thành viên các tộc người trong một quốc gia được tự do di chuyển, thì lãnh thổ các tộc người cũng không còn nguyên vẹn. Nguyên nhân rất phức tạp, tùy theo những thời kỳ lịch sử khác nhau của tình hình từng khu vực, từng nước cụ thể.
       Trong thời kỳ tiền công nghiệp, sự mở rộng bành trướng lãnh thổ của những tộc người mạnh trong khu vực đã dồn các tộc người yếu ở những vùng ngoại vi, những quốc gia yếu vào những chỗ khong ổn định. Ở phía Nam sông Dương Tử và vùng lục địa Đông Nam Á, dưới sự bành trướng của tộc người Hán, lãnh thổ tộc người của các cư dạn xưa gọi là Man, là Bách Việt, tổ tiên của các dân tộc người nói ngôn ngữ Tãng – Miến, Nam – Á và Nam – Thái bị đảo lộn. Một bộ phận trụ lại, cam chịu sống trong những lĩnh thổ đã bị thu hẹp, lại luôn biến động bởi các cuộc chiến tranh giữa các tộc người với nhau, tranh giành đất đai ở những miền hiếm đất, sống xen kẽ hoặc độc lập trên một lãnh thổ. Một bộ phận đông hơn di cư xuống các nước Đông Nam Á lục địa, làm thay đổi bộ mặt của các nước quốc gia dân tộc và các tộc người ở đó, để hình thành các cộng đồng người, quốc gia dân tộc hay tộc người, như hiện nay. Nên ta thấy ở những nước, đặc biệt là ở miền núi, lãnh thổ các tộc người thườing không liền đất trên một khu vực có nhiều tộc người sinh sống.
       Sang đến thời kì công nghiệp, tình hình mở rộng, bành trướng lãnh thổ không dừng ở trong một khu vực, mà mang tính toàn cầu. Các tộc người mạnh của những cường quốc châu Âu đi tìm đất, chiếm thị trường, truyền đạo, dẫn đến sự đảo lộn đáng sợ trong phạm vi toàn cầu. Những tộc người châu Au lập ra các quốc gia dân tộc mới trên cơ sở những trung tâm công nghiệp : Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Nam Phi v.v…,thay đổi đường biên giới các quốc gia theo ý mình, như ở châu Phi,châu Mỹ, phần nào ở châu Á, thay đổi thành phần dân tộc ngưòi trong một quốc gia, tạo nên các giống người lai (Trung Nam Mỹ), xé nát các tộc người bản địa, đẩy họ vào cá khu vực tập trung hoang dại, tiêu diệt không thương tiếc những thổ dân, điển hình là người Tasmania(Australia)và những người bản địa châu Mỹ, châu Australia. Trong thời gian này, nước Nga Sa Hoàng cũng bành trướng ra những vùng xung quanh, phía bắc xuống vùng biển Trắng và biển Baren,  phía Nam đến vùng Caucasia, phía đông tiến mạnh qua dãy núi Uran tới vùng Siberia, đến tận mũi Bering và Xakhalin.
       Hiện nay, bản đồ các quốc gia dân tộc  là tương đối ổn định, ngoại trừ một số vùng còn có một số điểm nóng bỏng những vùng châu Phi,vùng Balkan, Caucasia, Trung Á, Nam Á v.v…Nên ta có thể nói rằng lãnh thổ các quốc gia dân tộc với một đường biên giới đã được xác định, đã được Liên Hiệp Quốc công nhận chiếm số đông; số còn lại phải chăng có sự điều chỉnh với sự thỏa hiệp giữa các quốc gia dân tộc liền kề. Nên tiêu chuẩn có một lãnh thổ với một nhà nước cho một quốc gia dân tộc là điều không còn phải bàn cãi.
      Cũng cần nói thêm lãnh thổ quốc gia dân tộc, với đường biên giới của mình, thay đổi cùng với sự mở rộng hay thu hẹp lãnh thổ, gắn liền với số phận lãnh thổ các tộc người của một quốc gia,một nhà nước. Nó không có quan hệ gì với biên giới tộc người, nhiều khi cắt ngang qua các lãnh thổ tộc người. Bọn thực dân lợi dụng tính ngẫu nhiên này, đã cố ý xác định biên giới các nước thuộc địa của chúng trong thời kỳ thực dân, tạo ra  các đường biên giới quốc gia dân tộc, không dựng trên tính lịch sử, cắt ngang trên lãnh thổ tộc người một cách giả tạo. Sau khi các quốc gia dân tộc kiểu đó, đặc biệt là ở châu Phi, lác đác ở các châu khác,được độc lập,những mâu thuẫn giữa các tộc người nảy nở. Bọn chúng lại đục nước béo có, xui nguyên dục bị, gây ra những cuộc chiến tranh giữa các tộc người trong một quốc gia hay giữa hai quốc gia nhằm buộc các quốc gia non trẻ này lệ thuộc vào chúng, dễ bề để chúng bóc lột.
       b. Đối với một tộc người, cần phải nói không một tộc người ban đầu nào cư trú trên một lãnh thổ nhất định. Chính trên cơ sở đó, họ mới tạo ra được những đặc trưng mang tính tộc người rất riêng biệt, nhờ thái độ ứng xử với môi trường tự nhiên để khai thác sử dụng các tài ngyuên, cũng như cùng nhau xây dựng những thiết chế gia đình, xã hội, những đặc trưng văn hóa, lễ nghi, thờ cúng v.v…Tiếp sau, lãnh thổ tộc người hoặc được mở rộng hoặc bị thu hẹp, quan hệ giữa các tộc người xung quanh cũng thay đổi ngày chặt chẽ hơn theo hai hướng bạn thù. Hình thành các liên minh tộc người, các cuộc hôn nhân khác tộc, sự vay mượn văn hóa,học tập kĩ thuật sản xuất, tiến đến sự cộng cư trên một lãnh thổ, hay đúng hơn là các cộng đồng lãnh thổ tộc người đan xen vào nhau trên một khu vực nhất định.
       Đối với các tộc người lớn, với xu thế mở rộng không gian xã hội ra phạm vi toàn thế giới, từng bộ phận thiên di sang các miền đất mới, chinh phục hoặc chung sống với các tộc người bản địa, có trường hợp hình thành các quốc gia dân tộc mới. Những cộng đồng ngôn ngử Anh, Pháp, Nga… đã hình thành như những bộ phận của tộc người chủ thể tại các nước. Sau hai cuộc chiến tranh, mới cách đây gần 30 năm, người Việt đã có những cộng đồng đồng tộc khá đông ở các nước Mỹ, Pháp, Nga, Australia v.v… Người Ả rập, người vùng Balkan, người Armenia, người Ba Lan, người Nga, người Hán v.v… cũng vậy.
       Các tộc người nhỏ đã hình thành những cộng đồng ở các nước khác nhau nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh, do đi tìm đường sống như những người Ả rập, đặc biệt người Palestin, Afghanistan, vùng Balkan, Trung Á, Đông Nam Á(Lào, Khơme) v.v… Người Tsưgan vẵn lang thang tại khắp các nước. Người Do Thái đã thành lập nhà nước Israel(14-7-1948), nhưng đa số vẫn cư trú ở các nước khác nhau, ở Mỹ, Liên Bang Nga, các nước Tây Au v.v… Trong từng nước, các tộc người cũng không ở trong lãnh thổ riêng của mình, tỏa ra sống trong các thành thị, thị trấn, các tỉnh khác nhau. Tình hình này thấy rõ rệt ở Việt Nam, nhất là sau ngày thực hiện công cuộc đổi mới. Hàng chục vạn người dân miền núi phía Bắc đã vào lập nghiệp trong các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, hàng chục vạn người khác tỏa ra các thành thị, thị trấn, các tỉnh đồng bằng. Ngược lại hàng triệu người đồng bằng lên miền núi lập nghiệp.
       Xem như vậy, ta có thể kết luận, tiêu chí lãnh thổ là tiêu chí bắt buộc đối với một dân tộc, với một nhà nước, không nhất thiết đối với một tộc người.
4.     Cộng đồng kinh tế:
       Một điều hiển nhiên, buổi ban đầu khi một tộc người lớn hay nhỏ, có cùng một tên gọi, nói một thứ tiếng, cùng sống trên một lãnh thổ, phải có chung một cộng đồng kinh tế để duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng. Những tài liệu về dân tộc học có nhiều chứng cớ chứng minh điều đó, nhất là tài liệu về các tộc người còn tồn tại trong giai đoạn sơ khai của loài nguời như ở châu Australia và đảo Tasmania. Họ có một lãnh thổ riêng để hoạt động săn bắn, hái luợm. Ta cũng lại thấy ở các tộc ngưòi khác như ở các châu lục, vì điều kiện tự nhiên và xã hội cư trú ở miền hẻo lánh như cư dân Siberia. Đất Lửa, rừng nhiệt đới Đông Nam Á hay lưu vực sông Amazon. Họ tuân thủ một tập quán với một tri thức, một trình độ kỹ thuật sản xuất yếu kém, một cách cố chấp. Nhưng một khi tiếp xúc với các tộc nguời văn minh hơn, một khi bản thân bước sang xã hội nông nghiệp, với việc cải tiến mau chóng công cụ sản xuất, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, một khi nằm trong một quốc gia dân tộc nhất định, sự phân công lao động xã hội phức tạp, ta thấy trong một tộc ngưòi đã có sự khác nhau về lực lượng sản xuất : chăn nuôi du mục, trồng trọt, nghề thủ công, thương mại. Đến thời điểm đó cộng đồng kinh tế của tộc nguời bị phá vỡ.
       Không một tộc người nào có thể sinh sống tự cấp tự túc bằng sản phẩm lao động tự mình sản xuất. Sự trao đổi hàng hóa giữa các tộc người dược tiến hành : giữa các cộng đồng chăn nuôi du mục và trồng trọt, giữa các cộng đồng có ưu thế về từng loại tài nguyên kéo theo sự ưu thế về một hay những ngành nghề nhất định, nhất là trong trường hợp sự thống nhất cộng đồng lãnh thổ tộc người bị phá vỡ. Tình hình của các tộc người thiểu số Việt Nam là một thí dụ. Đã xuất hiện việc trao đổi hàng lấy hàng, qua đơn vị tiền tệ hay vật ngang giá, giữa các tộc ngưòi sống ở thung lũng và trên rẻo cao, sống ở đồng bằng và miền núi, miền ven biển và lục địa. Cộng đồng kinh tế bao trùm lên từng quốc gia dân tộc với một nhà nước chi phối sự giao lưu hàng hóa và thuế quan. Bước sang xã hội công nghiệp, sự hình thành một thị trường kinh tế chung của một quốc gia là rõ ràng, thông qua một kế hoạch chung của nhà nước; đồng thời chịu sự chi phối của một thị trường mang tính toàn khu vực hay toàn cầu.
       Nên với tình hình hiện nay, các tộc người, các nhóm địa phương không thể tồn tại như một cộng đồng kinh tế chung, nhất là trong tình trạng cư dân tộc người đã cư trú phân tán và đã cộng cư cùng các tộc người khác. Sự thiếu vắng cộng đồng lãnh thổ tộc nguời dẫn đến sự không thống nhất cộng đồng kinh tế. Có chăng, ở những nơi số dân trong một tộc ngưòi còn cư trú tập trung, họ bị chi phối bởi những lợi ích kinh tế chung, tiến hành những cung cách sản xuất chung. Ta có thể kể đến những đặc điểm kinh tế của các tộc người tùy theo khu vực lịch sử văn hóa giống nhau: cư dân chăn nuôi du mục, với những bày đàn gia súc khác nhau:cừu, dê, bò, ngựa… hay cư dân trồng trọt với các loại lương thực chủ yếu khác nhau: lúa, mạch, ngô, sắn, khoai sọ (taro) v.v…, cư dân miền cực bắc như ở Siberia hay miền Đất Lửa ở cực Nam, cư dân du cư trên biển như những nhóm Đãn (Trung Quốc), Bồ Lô (Việt Nam), các nhóm ở Philippin, Indonesia…
       Ở đây cần chú ý trường hợp người Tsưgan, một cư dân đã mất tổ quốc cách đây gần 2500 năm, nay vẫn tiếp tục sống thành từng bầy, lang thang trong một vùng đất rộng lớn. Họ có một cung cách sống, với các nghề nghiệp đặc biệt riêng cho nam giới và phụ nữ.
       Đối với một dân tộc hay quốc gia dân tộc tình hình lại khác. Do xuất hiện một nhà nước, do khẳng định một lãnh thổ riêng, mỗi một dân tộc có một cộng đồng kinh tế chung. Dưới thời kì xã hội nông nghiệp, có thể cộng đồng kinh tế chưa được bền chặt, do sự chi phối của chính quyền trung ương chưa thật chặt chẽ ( phương Đông), hay do bị chia ra thành các lãnh địa cát cứ (phương Tây ), nhưng không thể có một quốc gia dân tộc không có một cộng đồng kinh tế riêng. Tất nhiên, cộng đồng kinh tế đã gắn kết chặt chẽ hơn dưới thời kì xã hội công nghiệp. Do đấy, mới xuất hiện hình thức dân tộc tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Nhưng sự bền chắc cũng phụ thuộc vào các nước mạnh trên toàn cầu hay trong khu vực. Hiện nay, có thể nói không có một quốc gia dân tộc nào, mà nền kinh tế không bị phụ thuộc vào các nước khác. Hiện tượng lệ thuộc vào nhau về kinh tế đã trở thành phổ biến trong quan hệ các quốc gia dân tộc.
       Ta có thể nói rằng cộng đồng kinh tế là điều kiến bắt buộc khi ra đời một tộc người (hay tiền tộc người: bộ lạc - thị tộc), nhưng nó không chỉ là một tiêu chí của một tộc người bất kì. Ngược lại, để  là một dân tộc, với một nhà nước, thì một tiêu chí quan trọng lại là cộng đồng kinh tế.
5.     Cộng đồng văn hoá:
       Muốn xác định văn hóa như một tiêu chí của một tộc người hay một dân tộc, trước hết phải nghiên cứu tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể theo nghĩa rộng của nó. Đó là tất cả những cái gì mà tộc người hay dân tộc đó sáng tạo hay tiếp biến của các tộc người , dân tộc khác trong quá trình lịch sử, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đó, các tộc người và dân tộc mới chọn lọc ra những yếu tố gì được coi là thân thương, là thiêng liêng, là đặc trưng để phân biệt bản thân với các tộc người, dân tộc khác. “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác”(UNESCO).Văn hoá tạo nên cái surmoi tức là cái tôi cộng đồng, cái chúng ta. Cái đó là bền vững, gần như khó thay đổi, hay đúng hơn chỉ được thêm thắt, bổ sung qua từng thời đại, tạo nên một cái gì xuyên suốt từ quá khứ, qua hiện tại đến tương lai của một dân tộc.
       Xét cho cùng, yếu tố cấu thành những đặc trưng văn hóa đó thường ở lĩnh vực văn hoá phi vật thể. Thực ra rấr khó phân biệt một ranh giới rõ ràng giữa văn hóa vật thể và phi vật thể.Một văn hoá vật hóa vật thể luôn mang trong mình nó những yếu tố không thể đo đếm được. Cùng một căn nhà trệt hay nhà sàn, thậm chí một cái bát, cái chén v.v…, mỗi tộc người cũng để lại trên dấu ấn riêng biệt của nó trên hình dáng, trong cấu trúc, ở các mô típ trang trí, các màu sắc v.v…Một bộ y phục may cắt giống nhau cũng được các tộc người, dân tộc tạo nên những dáng khác lạ với những màu sắc, những hoa văn, khẳng định cái riêng của mình, với các cộng đồng người xung quanh. Ngược lại, những văn hóa phi vật thể luôn phải biểu hiện dưới những dạng vật chất cụ thể, ngay như trong lĩnh vực thờ cúng nghi lễ. Tuy nhiên, giá trị của văn hóa vật thể và phi vật thể lại có một phương thức tồn tại và phát triện khác nhau. Phần phi vật thể trong các đơn vị vănb hóa tập thể hay văn hóa phi vật thể là cái đi sâu và tâm thất của cộng đồng, được các tộc người , dân tộc trân trọng, nâng niu, gìn giữ thường được chọn làm biểu tượng, làm vật tượng trưng cho dân tộc, địa phương.
       Văn hóa đặc trưng của một tộc người, một dân tộc cũng chưa phải là những biểu hiện trong sinh hoạt đời sống văn hóa hằng ngày. Nếu khi xưa trong thời kì nông nghiệp, những yếu tố văn hóa truyền thống còn được bảo lưu khá bền chặt qua tầng lớp thượng lưu, rồi mới lan tỏa dần ra dân chúng. Một tộc người, một dân tộc có thì giờ ngẫm nghỉ, thu nhập cải biên cho thích hợp. Quá trình tộc người hay dân tộc hóa diễn ra rất lâu, rất ít có trường hợp yếu tố văn hóa ngoại lai còn giữ lại nguyên vẹn. Nhưng ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của thời kỳ công nghiệp mang tính toàn cầu, những yếu tố văn hóa ngoại lai tràn vào, có khi trực tiếp ngay với người dân, dồn dập khó còn để thời gian cho con người lựa chọn, sàng lọc. Nên trong sinh hoạt đời sống thường ngày, những yếu tố truyền thống và du nhập đan xen nhau, cùng tồn tại.
       Một điều dễ nhận thấy cho dù trong đời sống thường ngày, mọi người đã quen sử dụng những yếu tố văn hóa ngoại lai, như trong lĩnh vực ăn, ở, mặc, đi lại, lao động, nói năng, thậm chí suy nghĩ, tín ngưỡng, nhưng họ vẫn chưa nhận những giá trị văn hóa đó là văn hóa tộc người hay dân tộc. Ở Việt Nam phổ biến câu nói cửa miệng: nhà Tây, đồ Mỹ, thức ăn Tàu, máy móc Nhật Bản v.v… Ngược lại, họ vẫn nhận những giá trị văn hóa mang tính dân tộc hay tộc người từ những yếu tố văn hóa truyền thống của tổ tiên, mà nay họ chỉ chiêm ngưỡng chứ không sử dụng.
       Vậy chỉ có những giá trị văn hóa, cho dù là vật thể hay phi vật thể, được chấp nhận có tính tộc người hay dân tộc, một khi chúng đã trở thành những biểu tượng sâu sắc in đậm trong tình cảm, trong tư tưởng của tộc người hay dân tộc, mới trở thành văn hóa đặc trưng của tộc người hay dân tộc.
       Sự đóng góp những yếu văn hóa các tộc người, thành viên của một dân tộc, vào kho tàng văn hóa cộng đồng quốc gia dân tộc, nhiều hay ít là tùy thuộc vào trình độ phát triển, vào số dân của từng tộc người. Đó là những giá trị văn hóa được toàn thể dân tộc chấp nhận như của bản thân. Có thể là những tuật ngữ của tiếng nói các tộc ngưòi được sử dụng trong quốc ngữ, là những giá trị văn hóa: trang phục, nhà cửa, công trình kiến trúc, vănn hóa nghệ thuật, lễ hội, các điểm hành hương, tín ngưỡng, tôn giáo; đặc biệt là những đóng góp vào lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, những trận đánh giỏi, tên tuổi các danh nhân, các vị anh hùng tiêu biểu của từng tộc người. Tóm lại, đó là những gì tạo nên không chỉ là lòng tự hào của riêng từng tộc người, mà của toàn dân tộc, tạo nên một bản sắc của tất cả các tộc người trong một dân tộc.
       Đối với dân tộc Việt Nam, ta có thể thấy trong bộ tự vựng tiếng Việt, đồng thời là tiếng Quốc ngữ, những từ của các cư dân Môn – Khơme, Tày – Thái, Nam – Đảo, Hmông – Dao v.v… Ta tự hào với các bộ trang phục, các kiến trúc nhà cửa(nhà dài của người Ê Đê, nhà sàn của các dân tộc), những tháp Chàm, chùa Khơme, khu mộ táng Tây Nguyên, điệu xòe Thái, cồng chiêng, đàn Tơ rưng, krông pút của người Thượng, những bộ sử thi của người vắng bóng ở người Việt, giàu có ở các tộc người anh em, các công trình văn học như Sóng chụ sôn sao, Khun Lú, Náng ủa, Đẻ đất đẻ nước, Nam Kim Thị Đan, những địa điểm như Mường Thanh, Buôn Ma Thuộc, Bà Đen, Bẩy Núi, đền bà Thiên Yana; nhất là những trang lịch sử được các tộc người trên đất nước chung sức viết lên qua các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng đến các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, trải dài lịch sử, gắn liền với tên tuổi của Lý Thường Kiệt, Trần HưngĐạo, Lê Lợi, Quang Trung, gần đây với hai cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng dân tộc, mà tên tuổi của Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại.
       Văn hóa tộc người và văn hóa dân tộc vẫn có sự phân biệt. Mỗi tộc người vẫn có những đặc trưng sinh hoạt văn hóa của riêng bản thân, thường lấy đó để phân biệt với tộc người khác ở xung quanh. Những đặc trưng đó thường được các nhà nghiên cứu tìm tòiphân tích bằng phương pháp so sánh để khẳng định. Đó là kết quả một quá trình nghiên cứu công phu, nhưng với dân chúng có điều hộ chấp nhận, có điều đặc trưng để khẳng định cái ta, phân biệt với cái khác ta mang tính tộc người, nhiều khi chỉ là những dấu hiệu đơn giản, dễ nhận thấy trong cuộc sống, như một nét khác nhau qua cách ăn uống(người Tày ăn cơm, người Hmông ăn ngô), trong cách ăn mặc(người Tày mặc áo dài, người Nùng mặc áo ngắn), giọng nói, những điều kiêng cử, thờ cúng v.v…
       Vậy nên, đối với một tộc người, cũng như một dân tộc, tiêu chí xác định về văn hóa là những đặc trưng trong lối sống văn hóa của tộc người, dân tộc, chứ không hẳn là tổng thể sinh hoạt văn hóa diễn ra thường ngày. Những đặc trưng đó bền vững đi sóng đôi với tộc người hay dân tộc qua những chặng đường lịch sử, đã trở nên một mảng đời của tộc người, của dân tộc không thể chia cắt. Nó tạo nên một tính cách văn hóa của dân tộc, của tộc người.
        Cần lưu ý nếu một nhóm địa phương chấp nhận tộc thuộc về một tộc người qua một số đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc ngưòi nhất định, thì một tộc người chấp nhận mình thuộc về một dân tộc nhất định, cũng phải thấy bản thân gắn bó với một số đặc trưng sinh hoạt văn hóa của một quốc gia dân tộc, và cũng có những đặc trưng sinh hoaạt văn hóa riêng để phân biệt với tộc người khác.
6.     Ý thức tự giác:
     Khi bàn về ý thức quốc gia dân tộc là bàn đến việc một cá nhân, một bộ phan hay có trường hợp cả cộng đồng thuộc về một tộc người nào đó tự nguyện gia nhập làm công dân của một quốc gia, tuân thủ nhà nước, hiến pháp, pháp luật, có nhiệm vụ và trách nhiệm với quốc gia đó. Họ mang tấm căn cước của dân tộc vừa theo nghĩa đen, vừa theo nghĩa bóng. Việc gia nhập  của một tộc người vào một quốc gia dân tộc là kết quả của cả một quá trình lịch sử rất phức tạp, đa dạng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Điều đó là một việc hoàn toàn tự nguyện, tự nguey65n thấy cần gia nhập, để được cố kết với các tộc người anh em, có thêm sức mạnh để bảo vệ và phát triển không chỉ riêng tộc người mình, mà toàn thể dân tộc.
     Một khi đã là thành viên của một quốc gia dân tộc, với một lãnh thổ có đường biên giới ổn định và thiêng liêng, có chung một nhà nước, thì tất cả các tộc người trong cộng đồng quốc gia dân tộc đó, đã thấy được số phận của họ gắn liền với lịch sử của dân tộc mà họ đã góp công xây dựng, đã trở thành một khối thống nhất không thể chia cắt, đã tạo cho mình một tinh thần dân tộc, chất keo dính kết các tộc người. Họ cùng đồng cam cộng khổ những lúc khó khăn, cùng nhẫn nhục trong thời gian nước mất nhà tan. Chính những giờ phút đắng cay khổ nhục đó lạ liên kết họ trong sự đồng cảm, tạo cho họ một ý chí không chịu khuất phục, một tinh thần yêu nước cao cả. Tinh thần đó được nuôi dưỡng, kết rắn lại bởi những ngày lễ kỷ niệm dân tộc, những công trình tưởng niệm từ người chiến sĩ vô danh cho đến các  danh nhân, các tướng lĩnh có công trạng, từ những đền đài, những trang lịch sử, những huyền thoại. Lá quốc kỳ, bản quốc ca, tấm quốc huy đối với các tộc người đã trở thành thiêng liêng, một thứ thiêng liêng không đượm sắc thái tôn giáo. Dân tộc Việt Nam có đầy đủ những chứng cớ đó. Một ngàn năm đêm trường nô lệ, những năm daì sát cánh bên  nhau chống ngoại xâm  một trăm năm mất nước đã liên kết các tộc ngừơi với một tâm nguyện rửa cái nhục mất nước. Và hiện nay, đứng trước caí nhục nghèo nàn, lạc hậu, họ lại thành một khối, cùng nhẫn nhục, cắn răng quyết tâm, ngày một ngày hai, để vươn lên bằng anh bằng chị, để dân tộc Việt Nam lại ngẩng cao đầu trên bốn biển năm châu, thoát cảnh lệ thuộc về kinh tế, từ đấy dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
     Y thức tự giác thuộc về một dân tộc của các tộc người cần được nuôi dưỡng giáo dục, để mọi người tự nguyện thấy cần phải đặt lên trên hay són g đôi với ý thức tộc người của bản thân.
     Y thức tự giác tộc người bao gồm tất cả những tiêu chí nói trên từ tên gọi, ngôn ngữ, lãnh thổ, những đặc điểm kinh tế, đặc trưng sinh hoạt văn hóa được hình thành trong lịch sử, một lịch sử bi tráng, thăng trầm, tất cả tạo nên một số phận chung của tộc người. Y thức đó tưởng như đồng nhất với ý thức của một ( hoặc hai, ba) tộc người đứng ra tập hợp các tộc người khác xây dựng nên quốc gia – dân tộc, ví dụ như tộc ngưòi Pháp với dân tộc Pháp, tộc ngưòi Nga với dân tộc Nga, tộc người Việt với dân tộc Việt Nam. Thật ra, nếu đi sâu tìm hiểu, lịch sử đã minh chứng rằng cộng đồng dân tộc gắn liền với vận mệnh của tất cả các tộc người. Dân tộc Việt Nam được xây dựng ngay từ ban đầu trên cơ sở chí ít là hai khối Au và Lạc, bao gồm trong từng khối đó các tộc người khác nhau. Dân tộc Việt Nam phát triển lên nhờ công sức của các tộc người cư trú từ trước và các tộc người tự nguyện gia nhập về sau. Dân tộc Trung Quốc, Ân Độ hay Đức , Pháp, Nga, Mỹ v.v… cũng tương tự. Trong xã hội có áp bức giai cấp, áp bức dân tộc không tránh khỏi các cuộc xung đột, chiến tranh giữa các tộc người không tránh khỏi động cơ gia nhập một cộng đồng quốc gia của các tộc người, có trường hợp là không thật tự nguyện. Một khi đã gia nhập, trở thành thành viên một dân tộc, các tộc người với tư cách công dân, đã là một khối thống nhất đấu tranh bảo vệ tổ quốc và đấu tranh để xóa bỏ những bất công trong xã hội, cũng như những  bất công đang còn tồn tại giữa các tộc người.
     Có thể nói một cá nhân có hai ý thức song trùng: ý thức tộc người và ý thức dân tộc
IV.  Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam
1.     Thời  dựng nước:
          Vào thời kỳ bình minh của lịch sử, Việt Nam đã là nơi cư  trú của  nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau, cùng chung một nguyện vọng  xây dựng một cuộc sống văn minh nông nghiệp, thoát dần khỏi cuôc sống săn bắn , hái lượm vất vả, bấp bênh  và đầy nguy hiểm, gắng sức  tiến tới cuộc sống định cư vững vàng, sung túc trên cơ  sở trồng trọt, chăn nuôi và  đánh bắt cá.  Những lớp khảo cổ học khác nhau  cùng xuất hiện trong một thời kỳ  ở các khu vực khác nhau  cho thấy tính đa dạng  trong sự thống nhất liên tục  của văn hoá tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nất của cư dân . Gần đây viện   khảo cổ học cho xuất bản ba tập sách Khảo cổ học Việt Nam  dưới sự chủ biện của  giáo sư  Hà Văn Tấn, cho ta những chứng cớ đáng tin cậy  về tính đa dạng và thống nhất đó .
          Chính trên cơ sở đấu tranh  chống thiên nhiên và  chống kẽ thù từ bên ngoài, các cư dân khác nhau về nguờn gốc, ve tiếng nói, về văn hoá  đá co ý  thức quần tụ nhau lại, ý thức tốt đẹp đó đước phản ánh  vào tiềm  thức các tộc người hiện nay, tự khẳng định mối quan hệ anh em, quan hệ của những đứa con cùng chung một nguồn gốc  qua các  huyền  thoại đươc diễn đạt khác nhau  về một nạn hồng thuỷ, huỹ diệt một giai đoạn lạc hậu, dã man, để một cặp đôi ban đầu  hoặc là anh chị em, hoặc  là một người đàn bà sống sót cùng với một con chó, tiến hành một hành động bất luân, để tái sinh ra một lớp người mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Đó là các tộc ngừơi trong vùng, sau được đúc kết vào các huyền thoại  ra đời  muộn hơn như  Mẹ Âu, Bố Lạc của người Việt, Chim Âu  cái U của người Mường , Sao Luông Báo Cải của người Tày, Quả Bầu của các  cư dân Tày – Thái, H’Mông –Dao, Hán – Tạng …Huyền  thoại đó vừa   thể hiện tính thống nhất  về nguồn gốc, vừa khẳng  định  tính độc lập, cái tôi cộng đồng của các tộc người. Đó là một đặc trưng có tính truyền thống  ngay từ buổi nguyên sơ  về tính thống  nhất và đa dạng trong cư dân Đông Nam Á  nói  chung và Việt Nam nói riêng .
          Bên cạnh những nét khác biệt của từng tộc người, nãy sinh những nét giống nhau về nhân chủng, ngôn ngữ,  văn hoá  và nhất là ý thức cùng chung sống  trong   một quốc gia - dân tộc. Về mặt nhân chủng các cư dân đều thuôc về tiểu chủng  Nam  Môngôlôid ,  một hỗn hợp giữa yếu tố vàng và đen, với hai nhánh Nam –Á và Indônêsien. Về mặt ngôn  ngữ, họ đều thuộc  nhóm phương  Nam, với dòng Nam – Á, Nam – Thái  theo D. Bradlley hay Nam –Á và Nam –Đảo theo A.G. Haudricourt. Về văn hoá , cùng với các dân tộc Đông Nam Á, họ đã tạo nên một nền tảng  văn hoá bản địa vô cùng vững chắc, một trung tâm văn minh cổ đại : văn  hoa  Nam –A`, hay đúng hơn  là văn  hóa phương Nam, mà đỉnh  cao là văn hoá tiền  Đông Sơn  và Đông Sơn . các giai đoạn  tiến triển của nền văn  hoá nầy  được gọi bằng những tên  đại diện , xuất phát tư  địa điểm ở Việt Nam  như :văn  hoá Hoà Bình, văn hoá Sơn Vy, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Phùng Nguyên, văn  hoá Đông Sơn …
          Sự hợp quần,  hợp sức trong buổi  bình minh của lịch sử  được đánh dấu bằng ý thức tự giác của các tộc người  muốn kết thành một khối thống nhất  trong cộng đồng quốc gia dân tộc  Việt Nam, mở đầu  cho một xu thế phát triển  chủ đạo  của toàn bộ lịch sử Việt Nam .
          Nước Văn Lang ra đời  trên sự liên minh của 15 bộ lạc, rất có thể  vào  khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước  Công nguyên, sớm hơn sự ra đời của các  quốc  gia  ở  Đông Nam Á một chút.  Âu Lạc tiếp đó  được thiết lập vào thế kỷ III trước Công nguyên, dựa trên sự thống nhất giữa hai khối Âu và Lạc, hai  phức hợp của nhiều cộng đồng người. Đó là một nhà nước của những cư dân  đã chuyển từ miền trung du xuống lập  nghiệp  ở miền  đồng bằng, ven biển  với kinh thành Cổ Loa, ở ngoại thành thủ đô Hà Nội hiện  nay. Đó là cư dân đã biết làm ruộng  nước thành thạo, với một hệ thống thuỷ lợi dưới  dạng phát triển, đã biết tổ chức thành những làng  xã   với một  bộ máy hành chính khá hoàn  chỉnh. Kinh thành Cổ Loa  với những thành quách có tính  chiến đấu khá kiên cố, được xây dựng theo mô típ của những thành bản địa, vừa là trung tâm chính trị  văn hoá, vừa là   cơ sở chiến đấu . Việc tìm ra hàng vạn mũi tên đồng tại chỗ, cùng với việc đánh tan quân  Tần xâm lược , với chiến tích giết chết tướng Đồ Thư, chứng tỏ trình trình độ  quân sự thời đó khá cao so với khu vực. Đó cũng là một đất nước  có mật độ dân số khá phát triển, có số hộ gấp rưỡi  và số dân gần gấp đôi  cả vùng Qủang Đông , Quảng Tây  và vùng nước Chăm- pa sau nầy cộng lại, được xây dựng một vị trí địa lý – chính  trị có tầm  chiến  lược quan trọng ,  ở một miền đất đai phì nhiêu, đường giao thông thuỷ bộ tiện  lợi, nơi qua lại buôn bán cua nhiều cư dân.
          Trong điều kiện đó, ý thức  cộng đồng, ý thức về quốc gia dân tộc đã phát sinh. Có thể nói  ý thức quốc gia dân tộc của Việt Nam nãy sinh khá sớm so vơi nhiều  quốc gia  trên thế giới .
2.     Một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuôc:
          Một nghìn năm Bắc  thuộc là một thử  thách lớn lao  đối với  cộng đồng non trẻ Việt  Nam, đối với cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời đó. Sự sống còn của đất nước như nghìn cân treo đầu sợi tóc. Chính sách của kẽ thù phương Bắc  dù ở bất kỳ thời đại phong kiến nào, dù biểu hiện thô bạo hay  kín đáo, đều nhằm mục đích xoá bỏ Tổ quốc  Việt Nam, biến đất nước, con ngừoi Việt Nam thành một bộ phận của Thiên triều . Một câu hỏi còn lâu mới giải đáp được, tại sao một đất nước Trung Hoa phong khiến  chuyên chế, với một chính sách tàn bạo, một nền văn minh cao, đã từng đồng hoá những  cư dân phương Bắc  có sức mạnh to lớn, đã từng chiến thắng họ trên chiến trừơng , nô dịch họ hàng trăm năm , hay  đã đồng hoá hàng chục nhà nước ở phía Tây  và ở phía  Nam sông Dương Tử , lại không nuốt nổi nước Việt Nam nhỏ bé  cho dù đã thống trị hàng nghìn năm, ngay từ khi dân tộc nầy còn ở thời kỳ trứng nước. Với một chính sách cai trị tàn bạo, một chính sách đồng hoá trắng trợn, thay các đạo luật của người Giao Chỉ bằng luật của người phưong Bắc, xoá bỏ chề độ  Lạc  tướng, chia đất nước thành các  quận huyện ( 3 quận , 56 huyện ), bóc lột bằng chế độ cống nạp không định mức, tuỳ theo lòng tham của các quan cai trị, xô đẩy dân ta vào cuộc sống hiểm nghèo,  lên  rừng tìm kiếm ngà voi , sừng tê giác, bắt chim quý , tìm  trầm hương,xuống  biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi, khai thác san hô …  bắt các  thợ thủ công lành nghề  về chính quốc,  trồng cột đồng với lời thề thách thức “đồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt ”,  dân Việt   Nam vẫn hiện ngang  không những còn đó, mà lại lớn mạnh lên gấp bội phần . Một nghìn năm  trôi qua, ta vẫn là ta .
          Đó là nhờ cốt lõi của nền văn minh bản địa  sông Hồng, sông Mã, là nhờ  tính quật cường đã thành truyền thống  bắt nguồn từ thời vua Hùng, tiêu biểu là đức  Thánh   Gióng, nhân dân  của  Đại Việt tưong lai nầy, không một thế hệ nào  không có người đứng lên chống trả  với một ý chí sắt đá, “giặc đến nhà đàn bà phải đánh ”. Mã Viện  thách đố, người Giao Chỉ trả lời bằng cách ném đá vào chân cột đồng  đến nổi lấp  cả cột đồng dưới  lòng đất – mẹ. Đó cũng là thể hiện tinh thần đoàn kết  giữa thành  phần các   tộc người, trong cảnh cá chậu chim lồng, mọi ngừơi đều vì nghĩa cả,  mà hy sinh chiến đấu  bảo  vệ độc lập tự do. Nên bất cứ lãnh tụ nào, thuôc thành phần dân tộc   nào, ở bất cứ địa phưong nào, phất cờ khởi nghĩa đều được các  tộc  người hưởng ứng. Hai Bà Trưng khởi đầu các cuộc  khởi nghĩa, nổi dậy ở Mê Linh  , nhân dân  các  tộc người  từ miền Quãng Đông, cho đen Bắc bộ và Bắc Trung bộ, những ngừơi Man, ngừơi Lý,  ngừơi Lạo  thuộc 4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, và Hợp Phố  đều nhất    tề nôi dậy hưởng ứng. Tiếp sau đó là những cuộc  nổi dậy liên tiếp, không một  thế kỷ nào sử sách  không ghi. Sử Trung Hoa phải nói lên một thực tế là, “dân ở  Giao châu nầy  rất khó trị, hay nổi loạn, các quan lại đứng ngồi không yên “. Sử sách ta nêu gương những  bộ mặt tiêu biểu  như : Hai Bà Trưng, Chu Đạt,  Lương Long, Bà Triệu , Lý Bí , Triệu Quang Phục,  Mai Hắc Đế, Phùng Hưng ….  Gốc gác tộc ngưới của một số vị  chưa thật rõ .
Dân tôc Việt Nam  không những không bị đồng hoá, mà còn tiếp thu và sàng lọc, biến hoá, làm phong phú thêm vốn văn   hoá tự có của mình, bằng những yếu tố văn minh Trung Hoa  và các nước xung quanh. Nước ta trưởng thành bước vào thời kỳ phát triển  rực rỡ , thời kỳ độc lập tự chủ, với những chiến công và những thành tựu  giữ nước .
Dân tộc Việt Nam và Irael là hai dân tộc  trên thế giới bị xâm lược, bị đô hộ trên một nghìn năm vẫn giành lại  được độc lập, tồn tại đến ngày nay.
3.     Thời phong kiến độc lập :
                   Tuy  thoát khỏi  ngàn năm Bắc thuộc, âm mưu xâm lược của kẻ thù vẫn thường xuyên đe doạ. Suốt trong năm thế kỷ,  ý thức cộng đồng dân tộc được thử thách  và không ngừng được củng cố trong những năm tháng   chiến đấu  gian khổ, dũng cảm, hy sinh của  nhân dân tất cả các tộc  người, từ miền núi đến miền xuôi, với những chiến công hiển hách của Ngô Vương, Lê Hoàn trên sông Bạch Đằng, của Lý Thường Kiệt với  chiến lược chủ động tiến  công để tự vệ, với phòng tuyến sông Cầu ngăn không cho giặc xâm phạm lãnh thổ,  của Trần Hưng Đạo ba lần  đại thắng quân Nguyên – Mông  với những chiến  công mang tính toàn cầu,  đánh thắng một đội quân man rợ, hung ác,  đã buộc một nửa nhân loại, với bao   quốc  gia từ Á sang  Âu  phải cúi rạp dưới vó ngựa hung tàn của  quân xâm lược. Cuộc trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc  kéo dài hàng chuc năm    của  Bình Định Vương Lê Lợi  đã làm quân Minh   bạt vía kinh hồn, mở ra một thời kỳ tạm yên để xây dựng đất nước ,.
                   “Như nước Đại Việt ta từ trước
                   Vốn xưng nền văn hiến  đã  lâu
                   Bờ cõi non sông đã riêng
                   Phong tục Bắc, Nam cũng khác ”
                                                           Nguyễn Trãi
          Điều quan trọng là trước những đội quân  xâm lược cực kỳ tàn bạo  và có sức mạnh hơn ta gấp bội lần,  người dân Việt Nam, dù bất cứ dân tộc nào, thuộc bất kỳ tầng lớp  nào, đều   tự nguyện đoàn kết  để bảo vệ sự sống còn  của dân tộc mình, của tổ quốc Việt Nam quang vinh . Một câu hỏi được đặt ra  , tại  sao không có một tộc người thiểu số nào  lại”phản bội” tổ quốc, tại sao khu vực các tộc ngừoi thiểu số sinh sống luôn là căn cứ địa  kháng chiến , căn cứ khởi nghĩa của triều đình, cho dù rất nhiều hy sinh. Vùng các tộc người thiểu vốn là hậu phương vững chắc, là vùng đánh du kích khuấy rối quân thù  , là vùng đồng mà không trống. Nổi tiếng là đội quân áo đỏ  trãi  suốt từ miền Thanh Hoá,  Nghệ An  qua Tây Bắc, sang miền Đong Bắc  thời chống quân Minh, các nghĩa binh thời Lý, thời Trần chặn giữ  biên cương .
Bên cạnh  hàng tướng lĩnh  có công lớn  có gốc gác  là người Việt, đều có các đại biểu  ưu tú của các tộc người  miền núi như  Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn …. ( thời Lý ) ; Hà Bổng , Nguyễn Thế Lộc,  Hà Đặc , Hà Chương …( thời Trần ) Bế Khắc Thiệu, Ma Luân, Phạm Cuông …( thời Lê ) …
     Những thắng lợi  đó  đạt được  là nhờ sự quyết tâm của triều đình, nhờ sự đoàn kết nhất trí cao  giữa các  tộc người trong nước. Ngoài ý thức  là thành viên của một tộc người, mọi người còn thấy trong mình  chảy một dòng máu chung , một ý thức  chung : dòng máu Việt Nam, ý thức  là ngừoi Việt Nam .
Đáng chú ý  đó cũng là nỗi trăn trỡ vì dân, vì nước của những ông vua minh  quân, những tướng lĩnh tài  ba  đầy tâm huyết, một lòng một dạ với giang sơn, đất nước. Lý Nhân  Tông lúc sắp qua đời có lời khuyên :”Các con hãy sẵn sàng giáo mác, đó là di lệnh của ta . Nếu làm được điều đó, thì ta nhắm mắt sẽ yên tâm với nạn giặc phương Bắc ”. Trần Bình Trọng  hiên ngang thét   trước mặt quân thù :”Ta thà làm quỹ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” . Trần Quốc Tuấn trối lại :”Vua tôi  đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức …”,  “Khoan thư sức dân  để làm kế bền gốc   sâu rễ,  đó là thượng sách giữ nước .”.   Lê Lợi nhắn nhủ  :”hãy lo giữ nước từ lúc nước chưa lâm nguy”. Thiết tưởng, những lời khuyên đó đến nay vẫn còn giá trị , đáng làm chúng ta suy  gẫm, nhất là trong tình hình hiện nay  khi các siêu cường đang làm mưa làm gió, không khác chi Thành Cát Tư Hãn ngày xưa .
Bên cạnh việc bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian nầy, nhân dân ta lại phải đẩy mạnh việc dựng nước, chấn hưng kinh tế, mở mang khai phá đất đai, chấn hưng văn hoá, củng cố biên thuỳ, xây dựng một vương triều bề thế, độc lập, tự cường,  đảm bảo cho các tộc người  một đời sống no đủ hơn. Nhà nước quan tâm  từ việc đặt tên nước là Đại Việt, dời đô ra Thăng Long, thiết lập một nghi thức một vương triều độc lập, chế địnhluật pháp, hoạch định rõ biên giới, vỗ về các tộc người vùng biên ải, đúc tiền, viết sử, bàn luận văn chương, mở khoa thi tuyển lựa nhân tài , sáng tạo ra chữ Nôm, một loại chữ của dân tộc Việt Nam, chấn hưng và phát triển văn hoá dân tộc, quan tâm đến việc đào sông, đắp đê  đắp đập, tưới tiêu cho đồng ruộng, mở mang đường sá, khuyến khích các nghề cổ truyền : dệt, gốm, mỹ nghệ, điêu khắc …khai mỏ, đúc  đồng, lập xưỡng đóng tàu thuyền, sản xuất vũ khí, chế tạo công cụ sản xuất, dựng chùa, lập đình, tôn sùng đạo Phật, đạo Nho, đạo Giáo, lập quan  hệ buôn bán, thông thương với các  nước làng giềng …. Nột điều cần lưu ý, nước ta không có những công trình  kiến trúc đồ sộ, không có các lăng tẩm nguy nga để lại cho đời sau  mà chỉ có những công trình vừa và nhỏ ,nhưng tinh vi, phải chăng  phần vì khí hậu, vì binh lữa, nhưng cũng vì các vua chúa “khoan thư sức dân” nhằm dưỡng dân  để đối phó với kẻ thù luôn dòm ngó. Việc Tự Đức xây lăng mộ  trên mồ hôi và xương máu của người dân  nếu so với vua chúa của nhiều nước trên thế giới  thì chưa đáng gì, nhưng ở nước ta vẫn   bị người đời nguyền rũa .
Đất nước ngày được cường thịnh, văn hoá ngày một mở mang, các  nước lân  bang  xa gần vì nể. Đến đời Lê Thánh Tông, nước ta đánh  dấu một bước tiến rõ rệt. Đất lành chim đậu. Trong thời gian nầy, các tộc người thiểu số tránh họa loạn lạc , nghèo khổ  đã kéo nhau đến sinh cơ lập nghiệp ở nứoc ta ngày càng đông , chủ yếu là tôc người Thái, Nùng, Dao, Hoa … Tính hoà nhi bất đồng  giữa các tộc người được xây dựng, sự  tôn trọng  giữa các tộc người anh  em  được giữ gìn, quan hệ giữa triều đình  với nhân dân  đều tốt đẹp, lúc bình thường chủ trương  nới sức  dân, khi chiến  tranh dựa vào dân mà đánh giặc .
Thành công chủ yếu trong thời kỳ nầy là  nước ta đã  sớm thiết lập được một nhà nước  tập quyền, khắc phục được tình  trạng tự phát, cát cứ của các thế lực địa phương  thường thấy ở nhiều triều đình phong kiến  các  nước khác. Nếu như ở đồng bẳng, tình trạng cát cứ sớm chấm dứt  nhờ có công sức của Đinh Bộ Lĩnh, thì   tình trạng thái ấp  tồn tại dưới thời Trần  cũng được chấm dứt dưới thời Lê. Các vị vua Lý ,Trần , Lê đã có công thống nhất biên cương , định  rỏ  biên giới phía Bắc , xoá dần  đi  đến chấm dứt hẳn chế độ “Kimi” được lập ra từ thời Đường, quy hẳn  những vùng có tộc ngừoi thiểu số  theo một thiết chế thống nhất cả nước, đặt ra những luật lệ thích hợp với vùng “Man Liêu”. Bên cạnh những mối quan hệ tốt đẹp trong chiến đấu  và  trong đời sống sẳn  có của các cư dân miền xuôi miền ngược, các triều đình  lại  biết khéo léo  liên kết  các  tù trửơng với triều đình  như phong chức tước, thiết lập quan hệ hôn  hân , thực hiện chế độ thổ quan, định  cống nạp, thuế má  tuỳ thuộc từng địa phương  và với mức  vừa phải, sẵn sàng giúp đỡ khi hoạn nạn …Vì thế, nên khối thống nhất giữa triều đình và các địa phương miền núi, giữa các tộc người đa số  cũng như thiểu số được duy trì và phát triển . Trong thời gian nầy, ở  nước ta,  nhà nước động viên được toàn dân vào công cuộc dựng nước và giữ nước,  đồng thời còn mở mang thêm đất đai  vào phía Nam một cách chắc  chắn , chấm   dứt được mối đe doạ phía Bắc . Những xung đột giữa các  tộc người, các địa phương ít  xãy ra.  Tuy nhiên, vào thời gian cuối của  các  triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần   nhân lúc nhà nước  trung ương suy yếu, một vài phần tử phong kiến người Việt  hay một vài tù trưởng địa phương  muốn chống lại  và chúng không  tránh khỏi những thất bại thảm hại .
Xu thế thống nhất không chấp nhận tình trạng cát cứ, tạo nên những lãnh địa  là một đặc điểm truyền  thống của xã hội phương Đông. Nó đã góp  phần khắc phục tình trạng phân tán  của nền kinh tế tự nhiên  và phat huy được tất cả các ưu thế của từng vùng, làm cho các địa phương,  các tộc người trong nước  dẽ dàng đi lại trao đổi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên  buộc con người muốn tồn tại, phải hợp nhau lại giữa vùng nầy với vùng khác  trong cả nước để chiến  thắng thiên tai lũ lụt, giúp đỡ nhau trong lúc mùa màng thua thiệt , cũng như trong lúc binh đao loạn lạc . Lại thêm với  đạo tổ tiên, được Nho giáo nâng cao  thành một hệ thống tôn  giáo dân  tôc , thờ Trời đất, thờ vua Hùng, thờ vua – thần  , thờ những anh hùng , những danh nhân có công với nước, thờ thần làng , thần hoàng , thờ tổ tiên cùng huyết thống, các tôn giáo tồn tại  theo nguyên tắc  hoà nhi bất đồng  nên không có chiến tranh giữa các tôn giáo, không mượn cớ tôn giáo để can thiệp vào việc nước. Tính thống nhất của đất nước không vì thế mà sứt mẻ, không vì tôn giáo mà chia năm xẻ bảy .
4.     Thời Pháp thuôc và  chống Pháp thuộc :
          Giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã  cắt từng phần đất đai củaTổ quốc dâng cho giặc, và cuối cùng đầu hàng nhục nhã  thực dân Pháp, nước ta một lần nữa bị xoá tên trên bản đo thế giới. Người dân ta rơi vào  thảm hoạ nô lệ. Bọn xâm lược Pháp  dùng âm mưu “chia để tri”, phá vỡ sự thống nhất của dân tộc Việt Nam, chia nước  ta thành ba kỳ, với ba chế độ cai trị khác nhau ( Tonkin, Annam, Cochinchine) ,chia rẽ Bắc ,Trung, Nam  coi  như ba đơn vị trong  số năm đơn vị của Đông Dương  thuộc Pháp, với một tên toàn quyền cầm đầu. Chúng thực hiện chính sách chia rẽ miền núi với miền xuôi, rõ rệt nhất là đối với Tây  Nguyên, tộc người đa số với tộc người thiểu số, giữa các tộc người thiểu số với nhau, chia rẽ  lương giáo bằng chính sách  ưu tiên cho Công giáo phát triển, gây trở ngại cho việc chấn hưng đạo Phật  và tìm cách mua chuộc những người đứng đầu các tôn giáo làm tay sai cho chúng. Chúng  gây cho dân tộc ta một  tâm lý vong quốc, ưu đãi những ngưòi vào làng Tây, làm cho dân ta quên tổ tiên, nòi giống, dạy trong các trường “tổ tiên ta là người Gaulois”,  hạn chế việc dùng chữ Quốc ngữ, biến nước ta thành một bộ phận  của nước Pháp, xoá tên Việt Nam trên bản đồ thế giới .
          Thế nhưng, thực dân Pháp đã gặp phải một dân tộc thức tỉnh sau một cơn choáng váng, một đòn đau nhục nhã về sự hèn kém của mình, mà chỉ với vài trăm tên lính Pháp, Hà Thành và thành khác thất thủ, chỉ với vài lời hù dọa, kèm theo áp lực quân sự. Ngẫm mình là châu chấu làm sao đá được voi, bỏ ngoài tai lời khuyên của những trung thần yêu nước, nghe theo những kẻ hèn nhát vô mưu, nhà vua lùi từng bước, rồi ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện, dâng đất nước cho giặc. Nên suốt một trăm năm, phát huy truyền thống của dân tộc, tinh thần đoàn kết, đấu tranh bất khuất của cha ông, nhân dân ta đã bền bỉ chiến đấu chống giặc Pháp, làm cho kẻ thù không lúc nào đưọc yên ổn. Cuộc nổi dậy này bị dẹp tan, cuộc khởi nghĩa kia lại bùng nổ. Mọi hình thức đấu tranh được vận dụng: quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội. Không một tầng lớp nhân dân nào, một tộc người nào, một địa phương nào vắng mặt trên những chặng đường cứu nước. Nhà tù, máy chém, bom đạn của kẻ thù chỉ làm bừng thêm ngọn lửa đấu tranh. Hết cầm gươm súng, lại dùng vũ khí văn hóa, tất cả đều tập trung khơi dậy trong dân lòng căm thù giặc và giáo dục lòng yêu nước.
          Phong trào Cần Vương được phát động với vai trò của các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, tiếp đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, với các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Chu Trinh v.v…, đi song song vơí cuộc đấu tranh vũ trang của Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Đề Thám. Tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái bị dập tắt, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa của Giàng Tả Chay ở miền Tây Bắc ủng hộ gián tiếp cuộc nổ dậy của Nơ T’rang Lơng, tiếp theo là Xăm Brăm ở Tây Nguyên. Miền xuôi, miền núi tương hỗ đấu tranh. Bên cạnh tên tuổi những vị anh hùng cứu nước thuộc nhiều xu hướng khác nhau của người Kinh như Trương Định, Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Nguyễn Quang Bích, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh v.v…, còn có nhữngngười con yêu nước của các tộc người thiểu số như Pucôm Bô, Hà Văn Mao, Hoàng Đình Kinh, Cầm Bá Thước, Lường Bảo Định, Giàng Tả Chay, Nơ T’rang Lơng, Xăm Brăm v.v…
          Thực tế lịch sử đã minh chứng rằng muốn đánh thắng kẻ thù mạnh hơn ta nhiều mặt, phải có một con đường cứu nước đúng đắn, một lực lượng có khả năng đại diện cho cộng đồng dân tộc, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi ách nô lệ, tiến tới độc lập, tự do, dân chủ và thống nhất. Phong trào Cần Vương thất bại, phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản dân tộc bị đàn áp. Cuối cùng, giai cấp công nhân với Đảng tiền phong của nó, đã đảm nhiệm trọng trách cứu dân, cứu nước. Từ năm 1930, phong trào cách mạng nước ta bước vào một giai đoạn mới. Nhờ nhận rõ từng bước đi của cách mạng diễn ra trên toàn thế giới, nhờ phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu dân của mỗi giai tầng xã hội, mỗi tộc người từ Bắc chí Nam, nên Hồ Chủ Tịch và Đảng ta đã phát động được đầy đủ sức mạnh toàn thể dân tộc, động viên mọi người có ý thức về vận mệnh và tương lai của dân tộc trước thời đại, đưa nhân dân từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
          Cách mạng tháng Tám 1945 thành công giành lại đất nước trong tay giặc Nhật và giặc Pháp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc, đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 .Tên tuổi  Tổ quốc Việt Nam  lại xuầt hiện trên bản đồ thế giới .
          Nhưng rồi thực dân pháp quay lại xâm  lược nước ta  lần nữa,  chúng thi hành  chính sách nham hiểm đối với dân tộc ta  ,cương quyết tiêu diệt đầu não kháng chiến, đánh tan lực lượng non yếu của ta, vu cáo cho ta là cộng sản, lập chính phủ bù nhìn …  chúng thực hiện âm mưu chia rẽ các tộc người, chia rẽ người Kinh, lập ra đủ các loại xứ  “tự tri” , xứ Nam kỳ tự trị,  xứ Thái tự trị   , xứ Nùng tự trị , Tây Nguyên tự trị ,  gây thêm những kỳ thị dân tộc, hằn thù giữa các tộc người, giữa các tôn giáo  và các tộc người thiểu số với chính phủ kháng chiến, dùng người Việt Nam đánh người  Việt Nam, lấy chiến tranh nuôi chiến  tranh .
          Thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ thế chân,thực hiện những  phương sách thâm độc, quỷ quyệt hơn, đặt cuộc chiến tranh Việt Nam nằm trong cuộc chiến tranh chống  cộng sản  quốc tế,  ngăn cản  trào lưu cộng sản xuống Đông Nam Á …  tiến hành  một cuộc chiến tranh huỹ diệt, chiến tranh hoá học, nhằm  biến nước ta thành một thuộc địa  mới của đế quốc Mỹ. Chúng huy động mọi thứ vũ khí chúng có, kể cả B.52, chỉ trừ vũ khí hat  nhân và sinh học. Chúng dựng nên nước Việt Nam Cộng hoà, đưa hết bọn tay sai nầy đến bọn tay sai khác lên nắm quyền,  huy động cả những  lực lượng  phản động khoác áo tôn giáo, lập quân đôi đánh phá cách mạng , lừa phỉnh  lôi kếo xây dựng lực lượng Fulro  do thực dân Pháp bàn giao, gây nên  sự xung đột giữa các tộc người thiểu số  và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Chúng chủ trương đánh ra miền Bắc, đánh phá hậu phương kháng chiến,  thậm  chí huy động cả B52  đánh phá các thành phố, đặc biệt là thủ đô Hà Nội . Chúng coi  thường phong trào phản đối chiến tranh  của toàn thể nhân dân  tiến bộ  trên thế giới , đặc biệt là nhân dân Mỹ, bỏ ngoài tai những nghị quết cuả Liên hiệp quốc, tự ý gây chiến tranh không tuyên bố, phá  hoại tinh thần hiệp  định Genève .  Hầu hết các thành phố thị trấn  miền Bắc Viễt Nam  bị tàn phá, thậm chí san bằng . Số lượng bom  đạn chúng đem sử dụng  gấp đôi số lượng sử dụng trong chiến tranh  thế giới thứ hai. Hàng triệu người chết, tang tóc vào tất cả các gia đình từ Bắc chí Nam. Hậu quả  của cuộc chiến tranh còn để lại cho đến ngày nay  với hàng  triệu gia đình  mất chồng , mất cha,  hàng vạn gia đình còn  bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, hàng chục vạn thương binh , những ngươi tàn tật, nạn   nhân của chiến  tranh, hàng chục  ngàn héc ta rừng bị huỹ diệt …
          Suốt hơn hai mươi năm, dân tộc Việt Nam đa tộc người phải đương đầu với một thế lực tàn bạo độc ác, phản động nhất của thời đại, một Thành Cát Tư Hãn của thế kỷ XX. Đây là một cuộc đụng đầu, một thử thách lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Bảo vệ Việt Nam không chỉ còn là bảo vệ sự sống còn của một dân tộc, mà là bảo vệ nhân cách và lương tâm của con người trước lịch sử. Bảo vệ Việt Nam lại còn là bảo vệ hòa bình thế giới, là động lực thúc đẩy sự thắng lợi của phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới. Bảo vệ Việt Nam còn là một minh chứng rất điển hình một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, khi đã có một đường đi đúng đắn, một Đảng chân chính lãnh đạo, đã một lòng đứng dậy, với một ý thức tự giác, vì nước, vì nhà, với một ý chí kiên cường bền bỉ, chấp nhận hy sinh bản thân vì nghĩa lớn, thì không một sức mạnh của bất kỳ kẻ thù nào, dù có ghê gớm đến đâu, tàn bạo đến đâu, cũng không thể khuất phục được.
          Cho nên, chính trong lúc vận mệnh của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, chính trong cái nhục của đất nước buộc mọi người đã thấy cần phải rửa, thời ta thấy sức mạnh của Phù Đổng, thấy cả ngàn năm lịch sử, ông bà tổ tiên ta cùng tiến bước ra chiến trường, thấy khối đoàn kết các tộc người, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết. Nên cũng chưa bao giờ sức mạnh của dân tộc Việt Nam, sự ủng hộ của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, tiến bộ và ưa chuộng hòa bình của thế giới, lại được động viên đầy đủ và to lớn như trong cuộc  chiến đấu  này. Từ Nam chí Bắc, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến ngoài nước, toàn thể nhân dân không phân biệt tộc người, gái trai, già trẻ, tín ngưỡng tôn giáo, mọi người đều chung một ý chí, một hành động, một quyết tâm chiến đấu. Ngay kể cả những người Việt Nam, vì một lý do nào đó, hoặc ở vùng tạm chiếm, hay ở nước ngoài, không trực tiếp tham gia, thì chí ít cũng đồng cảm và cũng vui mửng với những chiến thắng trên chiến trường của các chiến sĩ quân đội nhân dân, cũng ngầm tỏ thái độ thiện cảm ủng hộ cuộc chiến đấu của dân tộc. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì chiến thắng.
          Những thắng lợi ký diệu đã liên tiếp diễn ra. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc bằng việc giải phóng một nửa đất nước. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, lập tức bắt tay vào vừa xây dựng, vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến. Từ tết Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ đã phải đi dần vào thế phòng thủ. Tiếp theo, cuộc tiến công 1972, kết thúc với trận Điện Biên Phủ trên không, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973, và việc rút toàn quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mỹ đã cút. Xuân toàn thắng năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngụy phải nhào, đã chấm dứt cuộc chiến đấu oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam vang dội khắp hoàn cầu với lá cờ màu đỏ sao vàng. Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của thời đại, của công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức; đồng thời là biểu tượng của cái thiện chống cái ác, của lòng nhân ái. Của tinh thần yêu nước chân chính và tinh thân quốc tế cao cả.
5.     Thời đại ngày nay:
          Nước nhà được thống nhât độc lập. Trách nhiệm đầu tiên là phải quét dọn lại những rác rưởi còn để lại sau 30 năm chiến tranh liên tục, một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt mà đất nước phải đương đầu với hai cuờng quốc hàng đầu thế giới. Tiếp đến, đó là việc xây dựng một đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, mức GDP tính theo đầu người được xếp gần cuối bảng xếp hạng của các quốc gia trên thế giới, (năm 1986 thu nhập GDP bình quân của Việt nm là 50 USD/người/năm). Trong hoàn cảnh buộc phải chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường đầy sự cạnh tranh, phải hội nhập vào một thế giới đầy biến dộng của buổi ban đầu thời kỳ chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp mang tính toàn cầu, trong hoàn cảnh đương bị một siêu cường và các cường quốc lũng đoạn. Nhà nước phải chuyển gấp việc chỉ đạo theo một cơ chế thời chiến sang một cơ chế thời bình, mà bản thân chưa có kinh nghiệm, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Làm sao tranh thủ những thuận lợi của thời kỳ mở cửa, lại tránh được tối đa những bất trắc khó lường.
          Biết bao vấn đề phải đặt ra. Chiến thắng kẻ thù xâm lược trong tình thế “châu chấu đá voi”, rửa được mối nhục mất nước đã là việc khó, thành công trong việc dọn dẹp nhà cửa sau chiến tranh, đưa nước nhà từ “đầm lầy nước đọng, con trâu đi trước cái cày đi sau” đi lên xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, rửa được cái nhục nghèo nàn, lạc hậu, cái nhục lệ thuộc về kinh tế, lại còn là một việc làm khó khăn gấp bội lần.
          Ơ đây cần phải phát huy nội lực, chiến thắng chính bản thân, phải gồng sức lên như Phù Đổng, vừa học, vừa làm, với tinh thần tiến công, thành công không kiêu, thất bại không sợ, luôn rút kinh nghiệm, thực hành tiết kiệm, tránh tham nhũng hối lộ, chống chủ nghĩa cơ hội, đầu cơ chính trị, giữ con người cho trong sạch, biết dựa và tin tưởng vào lực lượng nhân dân : nông dân, công dân, tri thức, tư sản dân tộc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tộc người, các tôn giáo, biết hy sinh, biết say sưa vì sự nghiệp, vì Tổ quốc, không an nhàn thụ hưởng, lao động quên mình với một tinh thần:
                   “Không có việc gì khó
                   Chỉ sợ lòng không bền
                   Đào núi và lấp biển
                   Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh).
          Là con cháu của một dân tộc kiên cường bất khuất, thừa hưỏng bao gương sáng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ta có quyền tin tưởng trong một tương lai không xa, tên tuổi Việt Nam lại sẽ được hiện diện một cách xứng đáng trên năm châu bốn biển, gặt hái được những Điện Biên Phủ, những Mùa xuân đại thắng trong công cuộc xây dựng một đất nưóc theo hướng xã hội chủ nghĩa.
V.    Đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam :
          Ngay từ buổi đầu dựng nước , cộng đồng  dân tộc Việt Nam đã là một quốc gia đa tôc người. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam  lại đón nhận thêm  nhiều tộc người khác  tự nguyện đến sinh sống.  Thuận lợi lớn nhất là hầu hết các  tộc người, đa số cũng như thiểu số, đều sinh tụ trong một không gian xã hội, một khu vực lịch sử văn hoá thống nhất :  văn  hoá của hai trung tâm  văn minh Trung Hoa và An Độ, và gần  đây là văn minh phương Tây   nên họ dẽ dễ cộng cảm cùng nhau  để tự giác trở thành một thành viên trong gia đình  Tổ quốc Việt Nam, để sát cánh  bên nhau  đê bảo vệ sự sống  còn  của bản thân  và của cộng đồng Việt Nam   trưóc nguy cơ xâm lược của kẻ thù bên ngoài, cũng như trước những tai hoạ lớn lao của một thiên nhiên thuận  lợi, nhưng đầy những khắc nghiệt. Họ cũng dễ dàng chấp nhận  một chính quyền trung ương tập quyền, thống nhất xưa  tiến triển theo phương thức cống nạp, tôn trọng tính tự quản của địa phương, của tộc người .
          Một điều cũng lại dễ nhận  thấy, cho đến trước ngày đất nước được thống nhất ( 1975 ), nói chung,  đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam,  chưa được thật chặt chẽ  như một cộng đồng quốc gia dân tộc  tương ứng với thời kỳ công nghiệp, với một thị trường kinh tế thống nhất, kiểu tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa,  như  C. Mác   hay V.I. Lê nin  xác định. Đó là do kết cấu cơ sở hạ tầng về kinh tế  cũng như về xã hội còn thấp kém, ý thức về vai trò cá nhân, về tự do  dân chủ chưa cao, kinh tế còn ở trạng thái tự nhiên  tự cấp tự túc, chưa  được cố kết một cách chặt chẽ  như nền kinh tế hàng hoá thị trường .
          Trong hơn 2000 năm qua , dân tộc Việt Nam   phải trãi qua  nhiều thế kỷ đánh giặc, nhiều thế kỷ bị nô dịch, nhiều thế kỷ  bị rơi  vào loạn lạc, chia cắt đất nước, những cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt. Hơn nữa, đến cuối thế kỷ XIX , triều đình nhà Nguyễn đã không biết  canh tân, đã lại đánh rơi “tấm hộ chiếu” dân tộc, đưa dân tộc vào cảnh nộ lệ  buộc phải trả giá bằng xương máu  trong suốt hơn trăm  năm , đặc biệt  là trong 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp  và đế quốc Mỹ . Thế lực đế quốc buộc đất nước phải tận dụng hết sức lực  vào công cuộc giải phóng dân tộc giành  đôc lập  tự do. Điều đó  cản trở bước tiến của dân tộc, làm cho Việt Nam bước  vào xây dựng công nghiệp hoá  ở một điểm xuất phát thấp kém, lạc hậu so với thời đại .
          Hiện nay trước xu thế không gì cưỡng lại được, dân tộc Việt Nam, với 54 tộc người anh em, phải hội nhập  vào một cuộc cạnh tranh  chưa cân sức  của một nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu. Một lần nữa, dân tộc ta phải đoàn kết  trên dưới một lòng, trăm người như một, đa số cũng như thiểu số, lương cũng như giáo, vượt qua một thời kỳ chuyển tiếp lắt léo, nhiều thuận lợi nhưng   cũng đầy bất trắc, tiến lên bằng anh ,bằng em, tránh cảnh bị lệ thuộc về kinh tế, kéo theo sự lệ thuộc về chính trị, về văn hoá. Không có một con đường nào khác, chỉ  có một con đường duy nhất là độc lập tự do,  theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một đất nước  mà các tộc người thực sự bình đẵng, dân giàu, nước mạnh, xã hội  công bằng, dân chủ  và văn minh .
          Đúng như Cương lĩnh của Đảng  đã nêu rõ: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tôc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học  xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết  để thực hiện chủ nghĩa xã hội  và chủ nghĩa xã hội là hướng tương lai  tiến tới, là cơ sở đảm bảo  cho độc lập dân tộc ”.
        Trong quá trình hình thành và phát triển  cộng đồng dân tộc Việt Nam,  cộng đồng  dân tộc đa tộc người,  đã xây dựng dược những đặc điểm truyền thống sau :
- Dân tộc Việt Nam  là một cộng đồng chính trị – xã hội, được hợp thành bởi các tộc người  cùng chung sống  là một quốc gia – dân tộc  đa tộc người .
 Dân tộc Việt Nam  được chỉ đạo  bởi một nhà nước  tập quyền thống  nhất, xác định trên một lãnh thổ  bất khả xâm phạm .
 Dân  tộc Việt Nam là một   cộng đồng sinh hoạt kinh tế thống nhất
 Dân tộc Việt Nam  là một cộng đồng văn hoá  thống nhất và đa dạng  , thể hiện một cách con ngưòi Việt Nam .
      Trước những nhiệm vụ lớn lao của dân tộc,  lịch sử chỉ có thể thực hiện  thắng lợi bằng cách  phải kế thừa  và phát triển  truyền thống  của dân tộc ta  từ ngày dựng nước, là đoàn kết được tất cả 54 dân tôc anh em thành một khối không gì lay chuyển nổi. Ở đây,  kinh nghiệm  lịch sử cho thấy  dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, không cho  phép  một tộc người nào ,cho dù là người Việt hay một tộc người anh em, lại co thể  tách riêng  để xây dựng  một quốc gia – dân tộc, một cộng đồng chính trị – xã hội, một nhà nước. Lịch sử đã ràng buộc vận mệnh của họ với nhau  ngay từ buổi đầu dựng nước, đã dưa họ qua những gian nan, lên thác xuống ghềnh, tay cầm tay để được hiện diện  trên mãnh đất thiêng liêng – đất mẹ -  trong một thế giới một ngày không xa, mọi dân  tộc đều là anh em .
VI.    Kết luận :
          Việt Nam là một dân tộc bị đô hộ hơn một nghìn năm vẫn giành lại  được độc lập, điều nầy hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Khi bị xâm lược,  dân tộc Việt Nam đã có hàng nghìn cuộc khởi nghĩa  đấu tranh giành độc lập  trong suốt quà trình lịch sử, đây cũng là vấn đề  ít có trong lịch sử thế giới. Điều nầy chứng tỏ : truyền thống chống ngoại xâm giành độc lập  đã có từ lâu đời đối với dân tộc Việt Nam .
          Trong quá trình chống ngoại xâm, ngoài dân tộc đa số, hầu hết các dân tộc thiểu số đều tham gia. Mặc dù  các nước xâm lược, các nước đế quốc thực dân  đã có nhiều biện pháp  để chia rẽ dân tộc, chia rẽ lương giáo, chia rẽ miền xuối miền ngược  nhưng  đều không thành công. Điều nầy chứng tỏ cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã xây dựng được khối đoàn kết không gì lay chuyển được .
          Trong quá trình xây dựng đất nước, mặc dù một số dân tộc hiện nay vẫn còn trong tình trạng chậm tiến, nhưng tất cá có cùng  chung nghĩa vụ  và quyền lợi khi xây dựng một nước Việt Nam  “ công bằng , dân chủ và văn minh  “ . Đặc biệt, khi chúng ta đang có chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà mọi người, mọi dân tộc đều bình đẵng với nhau .
          Trong quá trình hinh  thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam  chúng ta rút ra được những nét chung : Các dân tộc Việt Nam  cùng chung sống  trong một  quốc gia – dân tộc  đa tộc người, được chỉ đạo  bởi một nhà nước  tập quyền thống  nhất , xác định trên một lãnh thổ  bất khả xâm phạm , là một   cộng đồng sinh hoạt kinh tế thống nhất, là một cộng đồng văn hoá  thống nhất và đa dạng, thể hiện một cách con ngưòi Việt Nam .
                                         ĐHSP TP HCM - Tháng 6/ 2005
õõõ

VI. Tài liệu tham khảo :
1)    Cộng đồng quốc gia dân tôc Việt Nam  - GS. Đặng Nghiêm  Vạn –  NXB Đại học  Quốc gia Tp HCM – 2003
2)    Những chặng đường  hình thành dân tộc Việt Nam thống nhất – Đặng Nghiêm Vạn – Tạp chí NCLS số 2 ( 179 ) – Năm 1978
3)    Có một dân tộc Việt Nam, có một dân tộc Việt Nam  XHCN – Đặng Nghiêm Vạn - Tạp  chí NCLS số 2 ( 215 ) – Năm 1984
4)    Một vài suy nghỉ về nguồn gốc  danh xưng Giao Chỉ – Lê Thanh Tịnh - Tạp  chí NCLS số 4 ( 175 ) – Năm 1977.
5)    Góp  vào vấn đề  hình  thành dân tộc – Lý luận và thực tế –Lương Ninh -- Tạp  chí NCLS số 5 ( 200 ) – Năm 1981.
6)    Mấy ý kiến về nguồn gốc  dân tộc Việt Nam – Nguyễn Duy - Tạp  chí NCLS số 107 – Năm 1968.
7)    Vài ý kiến nhân cuốn “Bàn về sư hình thành  các dân tộc Việt Nam ” của GS Đào Duy Anh –  Phan Văn Ban – tạp chí Văn  Sử  Địa – số 37 – năm 1958.
8)    Việt Nam là một nước thống nhất - Tạp  chí NCLS số 1 ( 166 ) – Năm 1976.
9)    Về vấn đề  hình thành dân tộc XHCN Việt Nam –Văn Tạo - Tạp  chí NCLS số 5 ( 200 ) – Năm 1981.
10)Tìm hiểu đặc điểm xã hội  Việt Nam. Quá trình hình thành và phát  triển của dân tộc Việt -  Văn Tân --- Tạp  chí NCLS số 111 – Năm 1968.
      11)Lịch sử cổ trung đại Việt Nam – Nguyễn Khắc Thuần – Nhà xuất bản     Văn hóa -  thông tin.

cïd