Đây là
cuốn tài liệu dùng cho dạy và học Lịch sử - Địa lý địa phương của tỉnh Bình Thuận
, cuốn sách đã được xuất bản nhiều năm , đây là quyển sách có quá nhiều sai
sót, không thực hiện được việc dạy và học nhất là phần lịch sử. Phần Địa lý đã được một số giáo viên góp ý
trên trang Face book, ở đây tôi chỉ góp ý về phần Lịch sử địa phương.
Trước
hết về mục đích yêu cầu của cuốn sách các tác giả viết sách chưa xác định
được mục đích yêu cầu của tài liệu lịch sử địa phương, không phân biệt được lịch
sử tỉnh Bình Thuận và lịch sử địa phương tỉnh Bình Thuận !
Lịch sử
địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông là dạy những sự kiện lịch sử ở
địa phương mình để minh họa cho lịch sử Việt Nam đang dạy trong chương trình phổ
thông, “Lịch sử Việt Nam giai đoạn nào
thì chọn sự kiện địa phương trong giai đoạn đó”, ví dụ lớp 6 dạy Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X
thì sự kiện địa phương phải tìm những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đó với thời
gian Bộ Giáo dục cho phép là 1 tiết ( 45 phút ). Theo tôi, đối với tỉnh Bình
Thuận trong giai đoạn từ nguồn gốc đến thế kỷ X không thiếu sự kiện để chọn, ví
dụ: các di chỉ đá cũ, đá mới trên vùng đất Bình Thuận. Hai cây đàn đá với 2 nền
văn hóa khác nhau rất đẹp, rất hấp dẫn để trong nhà bảo tàng nhưng giáo viên và
học sinh Bình Thuận không được biết đến!
Trong
khi soạn Lịch sử địa phương dùng trong
chương trình phổ thông có nhiều tỉnh muốn chuyển tải lịch sử địa phương mình, nếu
muốn chúng ta có thể để ở phần đọc thêm để làm tài liệu cho địa phương.
Thứ hai: chọn nội dung lịch sừ địa phương : Đây là phần khó khăn nhất trong quá trình soạn
thảo tài liệu Lịch sử địa phương, chúng ta phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục,
dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn nào thì tìm sự kiện địa phương giai đoạn đó với
thời gian cho phép của Bộ Giáo dục là bao nhiêu tiết, nội dung phù hợp với thời
gian ( 1 tiết 45 phút ). Nếu nội dung ta muốn đưa vào nhiều quá thì ta chuyển
sang phần đọc thêm cho học sinh tự đọc ở nhà .
Hiện
nay nội dung trong cuốn sách đa số là sử dụng được nhưng phân phối chương trình
không hợp lý. Ví dụ : Lớp 7 ( tiết 68 ), Bài 2: Lịch sử phong trào yêu nước và
sự thành lập các chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Thuận ( 1858 – 1930 ), đây là
nội dung của lịch sử 8,9 nhưng lại đưa vào dạy ở lớp 7….
Một
số đề nghị:
Nội dung lớp 6: nên viết lại bài lớp
6 với nội dung giới thiệu các di chỉ đá cũ, đá mới của người Việt cổ trên vùng
đất Bình Thuận.
Nội dung lớp 7: Phần Lịch sử Việt
Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, ta có thể chọn các nội dung sau :
-
Quá trình thành lập Tỉnh
Bình Thuận .
-
Văn hóa biển đảo
-
Văn hóa Chăm
-
Có thể sử dụng 1 tiết để
giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa Bình Thuận.
Nội dung lớp 8: Nội dung phần Lich
sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, lớp 8 chỉ có 1 tiết, chúng ta có thể chọn nội
dung :
-
Phong trào yêu nước của
nhân dân Bình Thuận. ( nội dung tiết 68, lịch sử 7 chỉnh sửa lại )
-
Nhân dân Bình Thuận
kháng chiến chống Pháp.
Nội dung lớp 9: Phần Lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến nay, chương trình có 2 tiết, Bộ Giáo dục phân phối sau cuộc
kháng chiến chống Pháp 1 tiết và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ 1 tiết, vậy ta
có thể chọn các nội dung sau :
-
Nhân dân Bình Thuận chống
Pháp.
-
Nhân dân Bình Thuận chống
Mỹ.
Hai nội dung nầy trong sách đã viết
khá hoàn chỉnh nhưng phân phối không hợp lý, ta chỉ cần chọn nội dung dạy trong
1 tiết để giàng dạy.
Thứ ba: Những sai sót không nên có : Trong bài lịch
sử lớp 6 ( tiết 35 ), trang 7, hàng thứ 6 từ dưới lên viết : “tỉnh Bình Thuận có hai phủ là Ninh Thuận gồm
An Phước và huyện Tuy Phong, phủ Hàm Thuận gồm huyện Hòa Đa và huyện Tuy Định” ….. vậy là về hành chánh phủ nằm trên huyện. Nhưng đến trang 7, hàng thứ 7 từ
trên xuống viết : “từ năm 1916, tỉnh Bình
Thuận có hai phủ: Hàm Thuận, Hòa Đa; bốn huyện: Tuy Phong, Phan Lý Chàm,Hàm Tân,
Tánh Linh và thị xã Phan Thiết” , như
vậy phủ, huyện, thị xã ngang nhau, vậy
đâu là kiến thức đúng ?
Đây là cuốn sách đã xuất bản nhiều năm, nhiều lần tái bản
nhưng không có sự điều chỉnh những sai sót, không dạy được thì đưa về các tiết
cuối chương trình, coi như không dạy !
Nên tham khảo cuốn sách Lịch sử địa phương thành phố Hồ Chí
Minh do hai vị đầu ngành soạn thào ( TS
Võ Văn Sen và PGS Ngô Minh Oanh ) để có định hướng soạn nội dung.
ĐOÀN LUYẾN