24/7/11

Lịch sử khai phá vùng đất Đồng Nai

Đồng Nai  la một tỉnh ở miền  Đông Nam bộ có lịch sử  lâu đời . Lịch sử khai phá vùng đất Đồng Nai là một bộ phận của lịch sử khai  phá vùng đất Nam  bộ   . Nhân dân  Đồng Nai  cùng với cả nước ra sức khai phá , xây dựng và phát triển thành khu vực có nền kinh tế năng động , hiện nay Đồng Nai là một trong những Tỉnh đi đầu trong  chủ trương ,chính sách  công nghiệp hoá – hiện đại hoá  của đất nước .
           Cách đây khoảng 3000 - 5000 năm ,các cư dân Việt cổ trên đất Đồng Nai  đã biết chế tạo công cụ lao động . Bằng những công cụ nầy , người cổ Đồng Nai  đã đặt dấu ấn của mình  trong lịch sử phát triển chung của nhân loại .Mười  thế kỷ đầu công nguyên  ,Đồng Nai chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Oc –eo và sau đó  là văn hóa Ăng co  .Giai đoạn tiếp theo Đồng Nai là vùng “trái độn” giữa vương quốc Chămpa  và Chân Lạp .
          Từ cuối thế kỷ XVI , đầu thế kỷ XVII  người Việt bắt đầu có những đợt di cư  vào  vùng  đất Đồng Nai   . Tiến trình nhập cư của cư dân người Việt  vào đất Đồng Nai – Gia Định  đã diễn ra liên tục  trong suốt gần một thế kỷ . Đến năm 1698  ,khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Nguyễn Phúc Chu  vào kinh lược  ,thiết lập hệ thống quản lý hành chính ,tổ chức việc khai thác đất đai  và ổn định trật tự xã hội .
          Cùng với việc nhập cư của người Việt ,  một nhóm người Hoa  do Trần Thượng Xuyên  dẫn đầu  cũng đến khai phá  ở vùng đất Cù lao Phố , xây dựng thương cảng  đầu tiên của vùng đất phương Nam . Cuối thế kỷ XVIII Nông Nại đại phố là một đô thị  xuất hiện  sớm trên  vùng đất Đồng Nai .
          Với chính sách khai khẩn đất hoang tích cực của chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn làm cho Đồng Nai nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú , ruộng vườn bát ngát , vườn cây trĩu quả , phố chợ đông  đúc .
          Cuối thế kỷ XIX ,  sau khi chiếm Sài Gòn – Gia Định  và vùng đất Đồng Nai ,thực dân Pháp đã thực hiện  chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh ” bằng cách khai phá vùng đất Đồng Nai  để trồng các loại cây nông  nghiệp  và sau đó la các loại cây công nghiệp nhiệt đới . Vùng đất đỏ bazan Đồng Nai đã trở thành vựa cao su cho ngành  công nghiệp  ô tô của thực dân  Pháp . Chính sách  lập đồn điền của thực dân Pháp đã  làm cho đất đai  vùng Đồng Nai  nhanh chóng thay đổi ,   có nhiều loại giống cây trồng  mới được nhập  về từ  nước ngoài .
          Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng , nhân dân Đồng Nai đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh  , thực hiện nhiều chủ trương  của Tỉnh  khai  thác điều kiện tự nhiên hiện  có của tỉnh nhà ,  nhanh chóng  đưa tỉnh Đồng Nai trở thành một  Tỉnh có có  nền công nghiệp  hiện đại .
          Nội dung đề tài  sẽ giới thiệu  Lịch sử khai phá   vùng đất Đồng Nai qua các giai đoạn lịch sử  , từ  khi con người xuất hiện cho đến ngày nay .Tuy nhiên, do hạn chế  quy mô đề tài  chỉ xin nêu lên những nét khái quát  trong tiến trình lịch sử  khẩn hoang  của Đồng Nai .
          Đồng Nai  có một quá khứ sâu thẳm và  cực kỳ lý thú , lòng đất Đồng Nai bảo tồn nhiều dấu vết cuộc sống con người nguyên thuỷ . Nhờ vào những phát hiện  khảo cổ học từ trước đến nay  của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước . Đồng Nai  nói riêng ,  lưu vực sông Đồng Nai nói chung  được biết đến với tư cách  một vùng đất từng chứng kiến sự hình thành , phát triển , dao động  của những   cộng  đồng người  cổ .
          Vùng đất Đồng Nai  có thể xem là một chiếc nôi  của buổi bình minh xã hội loài người . Sự xuất hiện người cổ  với nền văn minh tiền sử  phát triển đã đánh dấu một thời kỳ  lịch sử  quan trọng  trong tiến trình lịch sử của nhân loại .
          Hàng loạt các địa điểm trên vùng đất Đồng Nai như : Dầu Giây , An Lộc , Hàng Gòn , Cam Tiêm , Bình Lộc , Núi Đất , Phú Quý …đã phát hiện những công cụ lao động của người cổ . Đó là những hiện  vật thời đồ đá cũ , thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoãng thời gian dài  nhất trong xã hội loài người . Khởi điểm của thời kỳ nầy  đựơc kể từ khi con người  biết chế tạo công cụ đầu tiên .
          Bộ sưu tập hiện vật phát hiện ở  Xuân Lộc    và các vùng phụ cận  hầu hết là những công cụ lao động  của người  cổ , nằm rãi rác  trên dung nham  bề mặt địa tầng văn  hoá . Đó là những rìu tay , mũi nhọn ,  hòn ném ,  nạo , công cụ “tam diện ”, mãnh tước … được làm từ đá Bazan , loại chất liệu rất phong phú ở Đồng Nai  do sự tạo thanh địa chất . Đặc biệt là những công cụ  được  ghè đẽo hai mặt  hình hạnh nhân  đươc xem là công cụ  được người vượn cổ chế tác cẩn thận  , có sự đầu tư nhiều công sức . Bằng những công cụ nầy , người cổ Đồng Nai  đã đặt dấu ấn của mình  trong lịch sử phát triển chung của nhân loại .
            Một khoảng thời gian khá dài từ khi xuất hiện  , vượt qua bao khó khăn  , các lớp cư dân cổ Đồng Nai  dần dần hoàn thiện mình  để bước vào những chặng đường phát triển mới  và bắt đầu đặt dấu ấn quan trọng  trong việc sáng tạo , chinh phục   trên vùng đất Đồng Nai .
Từ thực tế săn bắt và hái lượm  với những chiếc rìu , những vũ khí  được chế tác thô sơ  của hàng triệu năm đá cũ . Người cổ Đồng Nai đã biết làm  nên những công cụ hiệu quả hơn , đáp  ứng như cầu sản xuất . Họ biêt làm đồ gốm , chăn nuôi và đặc biệt là sự sáng tạo vĩ đại : Nông nghiệp , phát minh ra trồng trọt là  một yếu tố quan trọng  nhất ở thời kỳ đá mới của người cổ Đồng Nai , nó làm chuyển biến cơ bản  trong phương thức tìm kiếm thức ăn của họ , chuyển  đời sống kinh tế phụ thuộc tước đoạt thiên nhiên  sang thời đại sản xuất , thích ứng , biến đổi thiên nhiên.
          Từ sau văn hoá đá mới , lưu vực sông Đồng Nai  có sự bùng nổ lớn về dân số . Sự phát triển nông nghiệp  trở thành cơ sở vững chắc  về kinh tế  đã đưa tổ chức xã hội  cư dân cổ Đồng Nai  chuyển biến lớn . Họ đã định cư theo làng  và bắt đầu có sự phân công lao động .
           Những di chỉ  như  Cái Vạn , Bình Đa , Phứớc Tân , Bến Đò , Gò Mít , Đồi Xoài ,  Trảng Bom , Sông Ray , cù lao Rùa , Núi Gốm … được kiểm tra , ,khai quật , xác định niên đại từ 3000 – 4000 năm  cách ngày nay cho thấy người cổ Đồng Nai  đã định hình cụm dân cư – làng cư  trú : làng ven đồi , làng ven sông , làng ven biển ,  và các công trường chuyên chế tác  công cụ sản xuất  đáp ứng như cầu lao động tăng nhanh trong vùng .
          Khoãng cách đây 2500 năm , cư dân Đồng Nai đã bắt đầu bước vào thời đại kim khí . Nền văn hoá  thời đồ sắt ở Đồng Nai  kết gắn hai giai đoạn phát triển đồng – thau và sắt sớm . Từ trong văn hoá đồng đã manh nha  văn hoá sắt sớm với hàng loạt di chỉ tiêu biểu được phát hiện : Dốc  Chùa , Bình Đa , Cái Vạn, Suối Chồn , Hàng Gòn , Long Giao …
          Sau cuộc hành trình dài với những đỉnh điểm : Cầu Sắt , Long Giao , Suối Chồn , cư dân Đồng Nai  đã tạo dựng một nền văn  minh tiền sử rực rở trong quá trình xuất hiện , phát triển của mình . Nền văn hoá Đồng Nai phát triển và lan toã rộng , bắt đầu có sự giao thoa  những yếu tố mới về văn hoá , tộc người .
          Cư dân cổ Đồng Nai phát triển cao về chất lựơng , số lượng , xã hội  được đẩy lên ở những bước cao hơn , đầy đủ những yếu tố chuyển tiếp  cho giai đoạn phát triển mới . Hình thành các tộc người , cơ sở cho việc phát triển các quốc gia sơ khai trên vùng đất Đồng Nai đầu công nguyên .
      Trên vùng đất Đồng Nai  vào cuối thế kỷ XVI  , về cơ bản , vẫn là một vùng đất hoang vu  chưa được khai phá . Theo Lê Quý Đôn   “Ở phủ Gia Định , đất Đồng Nai , từ cửa biển Cần Giờ , Soài Rạp , Cửa Đại , Cửa Tiểu  trở vào  , toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm ” [1] .
        Theo nhiều nguồn sử liệu cũ còn để lại , trên vùng đất rộng mênh mông này , lúc bấy giờ có các  dân tôc như  Xtiêng , Mạ , Chơ ro , Kơ ho , M’ Nông  sinh sống . Các dân tôc này sinh sống tại địa bàn Đồng Nai  từ rất lâu đời . Cho đến cuối thế kỷ XVI  dân số vẫn rất thưa thớt , kỹ thuật sản xuất thô sơ  và trình độ xã hội còn thấp  kém . Ngoài các dân tôc bản địa nói  trên ,  ở Đồng Nai  vào giai đoạn này  có người  Khơ mer sinh sống rãi rác  trong một vài sóc nhỏ  , nằm heo hút trên các giồng đất cao . Họ là dân nhập cư từ Lục  Chân lạp sang .
    Chính vì vậy mà vùng đất nầy vào cuối thế kỹ XVI  vẫn còn là vùng đất hoang vu . Ngừoi Việt bắt đầu nhập cư vào Đồng Nai
          Vùng đất Đồng Nai  hầu như hoang vắng  vào cuối thế kỷ XVI  thì vào đầu thế kỷ XVII  trở nên sôi động  với sự xuất hiện  của lớp cư dân mới  mà chủ yếu là người Việt  từ vùng Thuận Quãng  di cư vào .
       Nguyên nhân của hiện tượng xã hội nầy chính là cuộc chiến tranh tưong tàn  của hai dòng họ phong kiến  Trịnh – Nguyễn . Cuộc giao tranh quyết liệt kéo dài 175 năm  , trong đó có 45 năm đã diễn ra l iên tiếp 7 trận đánh lớn  cực kỳ ác liệt .Để phục vụ cho nhu cầu của cuộc chuiến tranh  giành giật quyền lợi nầy , đồng thời cũng để thoã mãn như cầu xa hoa của giới quý tộc  , các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn  thi nhau vơ vét cùng kiệt nhân lực , vật lực  của dân chúng  , gây nên cảnh đói khổ lầm than mọi nơi . Chỉ riêng xứ Đàng Trong ,  sự vơ vét bóc lôt của bọn phong kiến Nguyễn  đã làm cho nhân dân  vô cùng cơ cực lần than  phải rời bỏ ruộng vườn  làng mạc  , phiêu  tán đi khắp nơi để mưu cầu cuộc sống . Lê Quý Đôn ghi nhận “ Trong cõi đã xãy ra hạn và đói  , dân phiêu bạt và chết đói rất nhiều ”.
       Khổ sở , điêu đứng vì chiến tranh  , vì bóc lột  cùng với thiên tai tàn phá ác liệt  làm cho những người nông dân phải  rời bỏ ruộng vườn  ,  làng mạc  , phiêu tán đi khắp nơi để tìm cuộc sống  mới , no đủ hơn .
       Chính vì vùng đất phía Nam là vùng đất của người Chăm pa đang suy tàn  , và xa hơn nữa là vùng đất sau này có tên là Đồng Nai – Gia Định , một vùng đất màu mỡ  nhưng hầu như vô chủ  là nơi thu hút mạnh mẽ lưu dân Việt  đi tìm đất sống . Làn sóng di dân ngày  một dâng lên . Trong số lưu dân Việt đến Đồng Nai  , ngoài những nông dân nghèo khổ , đói rách  là thành  phần chủ yếu ,  còn có những ngừoi trốn tránh binh  dịch  , sưu thuế , binh lính đào ngủ , các tù nhân bị lưu đầy ,  thầy lang , thầy đồ nghèo và cả những người giàu có nhưng  vẫn muốn  tìm  đất mới  để mở rộng công việc làm ăn , làm giau thêm .
          Những lưu dân Việt thuộc lớp tiên phong  đi vào vùng đất mới Đồng Nai – Gia Định “lập nghiệp làm nhiều đợt  trước cả thời Trịnh – Nguyễn phân tranh” nhưng dâng lên thành  làn  sóng    mạnh mẽ hơn là vào cuối thế kỷ XVI  , đầu thế kỷ XVII . Phần đông họ chọn phưong thức tự động , đi lẻ tẻ , hoặc cả gia đình , hoac những người khõe mạnh đi trước tạo dựng cơ nghiệp  rồi đón cả gia đình đến sau , hoặc một vài già đình cùng cả xóm kết nhóm với nhau cùng đi .  Phần lớn  họ chọn thuyền buồm hay ghe  bầu làm phưong tiện di chuyển chính , bởi lúc bấy giờ di chuyển  giữa các phủ miền Trung  với Đồng Nai- Gia Định  chủ yếu là đường biển , một số người phải trèo đèo lội suối đi đường bộ , đi dần từng chặng một , đến một địa phưong ở lại một thời gian , thấy bám trụ được thì ở lại lập nghiệp  , bằng không đi tiếp  và lần  hồi  cũng tới  vùng đất  mới Đồng Nai .
       Tiến trình nhập cư của lưu dân Việt vào vùng Đồng Nai – Gia Định  từ lẻ tẻ rời rạc  , dần dần có quy mô lớn  hơn  , nhất là sau khi các chùa Nguyễn   đã tạo ra ảnh hưởng của mình trên vùng đất nầy .
       Miền đất Thuỷ Chân Lạp vô chủ , mặc nhiên được xem như vùng trái độn  giữa hai biên giới Việt và Miên . Bởi vậy ,  bất kỳ dân tộc nào có gan dạ  , có sức , có lực  , ai muốn chiếm cứ  khai phá vùng đất nầy  lấy đất sinh sống đều được tự do  , không hề bị cản trở , cấm  đoán .
          Cho đến cuoi thế kỷ XVII , thế lực của chúa Nguyễn ở Đồng Nai – Gia Định  đã  tăng lên mạnh mẻ  , điều đó đã khuyến khích làn sóng  định  cư của  người Việt  trên vùng đất mới . Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Mô Xoài  ( Bà Rịa )  địa đầu của vùng đất mới nằm trên trục giao thông của đường  của đường bộ từ Bình Thuận vào Nam  , lai nằm trên đường biển  có vịnh  biển Ô Trạm  rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến . Đây là một vùng đất rộng lớn  từ  Long Hưong , Phứơc Lễ  đến Đất Đỏ ngày nay .  Theo Trịnh Hoài Đức trong “Gia định thành thông chí ” thì lưu dân Việt đã vào Mô Xoài từ đời chúa Nguyễn Hoàng (1558- 1613 ) , chúa Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635 ) , chúa Nguyễn Phúc Lan ( 1635 – 1648 ) . Đến nửa sau thế kỷ XVII  số di dân người Việt đến vùng này khá đông  , trong đó có nhưng di dân  Thiên Chúa giáo  trốn chạy việc cấm đạo . Những người này đã lập ra một họ đạo  ở Xích Lam  gần Đất Đỏ .
       Từ Mô Xoài ,Bà Rịa , các thế hệ di dân tự do người Việt  với phương tiện di  chuyển chủ yếu là thuyền , ghe , xuồng theo thuỷ triều ngựơc  dòng sông Đồng Nai  và cả đi bộ dọc theo sông  tiến dần vào vùng Đồng Nai . các điểm định cư sớm nhất của họ là : Nhơn Trạch  , Long Thành , An Hoà ,  Bến Gỗ , Bàn Lân  , cù lao Phố , cù lao Tân Chánh , cù lao Ngô , cù lao Kinh , cù lao Tân Triều …
       Như vậy, tiến trình nhập cư của cư dân người Việt  vào đất Đồng Nai – Gia Định  đã diễn ra liên tục  trong suốt gần một thế kỷ . Đến năm 1698  ,khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Nguyễn Phúc Chu  vào kinh lược  ,thiết lập hệ thống quản lý hành chính ,tổ chức việc khai thác đất đai  và ổn định trật tự xã hội  thì dân số vùng nầy đã hơn 40.000 hộ ,nếu tính bình quân mỗi hộ 5 người  thì  tổng nhân khẩu khoãng 200.000 người . Đây là nguồn nhân lực đầu tiên  làm biến đổi kinh tế xã hội  của vùng đất Đồng Nai – Gia Định  vốn giàu tiềm năng  nhưng trước đó chưa khai thác .
          Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết ,  các giồng đất bên bờ sông  Phước Long ( sông Đồng Nai ) ,thuộc các huyện Nhơn Trạch ,Long Thành , Vĩnh Cửu ,thành phố Biên Hoà  ngày này và các cù lao ven  sông  là những nơi có nước ngọt  dùng cho sinh hoạt trồng tỉa nên người Việt đến khai thác sớm nhất .
         Các vùng  ven núi là nơi lưu dân Việt chọn  làm nơi ở khá sớm ,bởivì nơi đó  có điều kiện  khai thác  các nguồn lợi lâm sản  như : săn bắn , khai thác gỗ ,khai thác mỏ…
         Sách Gia Định thành  thông chí  của Trịnh Hoài Đức  còn ghi lại  một số địa danh ven núi  , nơi có người Việt khai thác  như  núi Thiết Khâu , núi Lò Thổi , núi Nữ Tăng ,núi Sa Trúc …
                   Vùng giồng cao ven biển  ,nhất là những nơi có vũng  hoặc cửa sông tốt  cũng là một trong những nơi định cư  ,làm ăn đầu tiên của người Việt . Tại đây ,họ chọn nghề chài lưới ,nghề làm mắm  ,làm ruộng muối làmkế sinh nhai . Sách Gia Định thành thông chí  có ghi lại vùng biển Tắc Ký  ( nay là xã Phước Hải ,Long Đât , Bà Rịa – Vũng Tàu ) “dân miền biển nhóm đến làm nghề chài lưới ,là nơi     làm  cá mắm  của trấn    hạt Biên Hoà ”.
           Tiến trình phân bố các địa điểm định cư  để khai khẩn  của lớp cư dân  mới của đất Đồng Nai  có thể nhìn  nhận với một lược đồ như sau :
           Vùng Mô Xuy – Bà Rịa  là nơi khai thác sớm nhất , khu vực Long Hương , Phước Lễ , Đất Đỏ  đã có đông ngườiViệt đến định  cư khai thác  vào cuối thế kỷ XVI
           Từ đầu thế kỷ XVII  , các vùng dọc ven sông Phước Long  từ  Nhơn Trạch ,Long Thành  đến Biên Hoà , Vĩnh   Cửu lần lượt được người Việt đến khai khẩn ,lập ruộng vườn .
          Đặc biệt  ở những địa điểm thuận lợi như  cù lao Phố  thì số lượng người Việt  đến khẩn hoang lập  ấp  trong những thập  niên đầu thế kỷ XVII   là rất lớn .”Đến thế kỷ XVII trở đi ,người Kinh đến khai hoang lập ấp ,chính yếu là tại cù lao Phố ngày nay và vùng lân cận . Cù lao Phố lúc  ấy đã có 32 xóm : xóm Chợ Chiếu vế sau là xã Hưng Phú , xóm Rạch Lò Gốm về sau là thôn     Hoà Đông ,   xóm Chùa về sau gọi là  thôn Bình Tự ” [2] .
Như vậy , đến giữa thế kỷ XVII ,trên cả một khu vực rộng lớn  thuôc lưu vực sông Phước Long  và cả vùng Sài Gòn –Bến Nghé  đã có người Việt đến định cư  ,họ cùng với ngươi Khơ me  và các dân tộc bản địa  khai khẩn một vùng đất đai rộng lớn . Tuy nhiên ,  những điểm định cư và khai phá  chỉ mới rãi rác đó đây ,gọi nôm na là “móc lõm” , chủ yếu dọc theo sông rạch  ,nơi thuận lợi  giao  thông bằng thuyền bè .Đất hoang rừng rậmvẫn còn nhiều ,  vì hầu hết người  Việt  đến  định cư là dân  nghèo   phiêu bạt  thiếu tài lực ,vật lực , phưong tiện  sản xuất kỹ thuật ….
        Những  lưu dân  người Việt định cư  khai khẩn ở Đồng Nai  từ cuối thế kỷ XVII phần lớn là những nông dân nghèo  đi  tìm đất mới để sinh sống . Vì thế , khi  đặt chân vào vùng đất mới  đã sinh sống bằng nhiều ngành nghề  khác nhau như buôn bán nhỏ ,  đánh bắt cá, làm mắm . săn bắn ,khai thác gỗ  ,khai thác  quặng  , đan lát ,làm đồ gốm …  còn lại tuyệt đại bộ phận  đều chọn nông nghiệp  làm nghề sinh sống chính . Trịnh Hoài Đức đã nhận xét “Trấn Biên Hoà nhân dân siêng năng cày cầy , dệt cửu đều có sản  nghiệp ”[3]
          Vần  đề nông  nghiệp mà cơ bản  nhất là sản xuất lương thực ,thực phẩm  trở thành vấn đề quan trọng hàng    đầu  bởi “có thực mới vực được đạo ” . Để co thể sản xuất lương thực, việc đầu tiên là phải khai khẩn đất hoang . Việc khai phá đất đai  trong lúc nầy diễn ra hoàn toàn tự phát ,tự động , dựa vào sức mình là chính  , chưa có sự trợ giúp của chính quyền nhà nước . Việc khai thác nầy thường diễn ra dưới dạng tập thể  gồm một vài gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau  hay cùng quê hương xứ sở  ,bởi vì vùng đất mới đối với họ là hoàn toàn xa lạ ,vừa hoang vu ,  vừa ẩn chứa nhiều nổi nguy hiểm  khó lường trước .
           Quy mô khẩn hoang buổi đầu thường nhỏ ,  do dân thiếu nhân lực , nông cụ ,thiếu lương thực ,thực phẩm  và không có vốn . Canh tác  5, 10 mẫu tuy làm sơ sài nhưng chắc ăn  hơn là làm đôi ba mẫu  vì chim chuột ,thú rừng  co phá cũng không mất hết . Hơn nữa , sở hửu về  ruộng đất đã kích thích họ  tận lực khai khẩn  nhằmsở hữu diện tích đất đai  càng rộng càng có cơ hội thoát khỏi cảnh đói nghèo ,vươn lên làm giàu .
Phần lớn  những diện tích được khai phá ở vùng đấy Đồng Nai – Gia Định  được người  Việt sử dụng trồng lúa nước và lập vườn . Trước khi có lưu dân Việt  thì dân bản địa đã biết trồng lúa rẫy  , nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp  và  diện tích không đáng kể . khi lưu dân Việt đến khai khẩn ,mở rộng diện tích canh tác  họ đã áp dụng những kinh nghiệm quý báu  và kiến thức cổ truyền  trong nghề trồng  luá nước  tích luỹ từ bao đời  ở quê hương  , thì ngành  nông nghiệp  trồng lúa nước  ở xứ Đồng Nai  được hình thành  và từng bước phát triển  cả về quy mô  lẫn năng suất , sản lượng
Hai loại ruông phổ biến được khai thác trong  thê kỷ XVII và các thế kỷ sau đó là sơn điền và thảo  điền .
Cách thức canh tác loại sơn  điền là “đốn  chặt cây cối , đợi cho khô đốt làm  phân tro , khi mưa xuống trồng lúa ( gieo thẳng ) không cần cày bừa  , trong 3 ,4 năm thì đổi làm  chổ khác ”.
Thảo điền,  cón  gọi là ruộng cỏ , ở nơi đất thấp . Gia Định thành thông chí  giải thích “loại ruộng nầy lùng lác bùn lầy ,mùa nắng khô nứt nẻ như vẽ mu rùa ”, chủ yếu tập trung ven sông  rạch  vùng Nhơn Trạch , Long Thành  và điển hình là vùng Phiên An  và vùng đồng bằng sông Cửu Long .
Ngoài việc khẩn hoang trồng lúa , lưu dân Việt  còn chú trọng đến việc trồng  các loại hoa màu khác như : khoai ,đậu , bắp , mè , ,mía ,chuối , đu đủ , cam ,chanh … . Ngoài ra người Việt còn biết làm vườn  trồng  cây ăn quả .
Thành quả của việc khai hoang  và sản xuất  của lưu dân người Việt  cùng với các dân tộc bản địa  trong thế kỷ XVII  đã làm biến đổi bước đầu  bộ mặt kinh tế Đồng Nai . Nơi đây từng là rừng núi hoang vu nay đã trở thành những cánh đồng lúa , vườn cây tươi tốt.
Xóm làng hình thành ven sông  là một đặc điểm nội bật của cư dân Đồng Nai . Về sau khi giao thông phát triển thuận lợi thì xóm làng mới phát triển theo chiều ngang .
Thành quả  việc khai   khẩn của lưu dân Việt non một thế kỷ  đã từng bước làm biến đổi bộ mặt kinh tế – xã hội Đồng Nai  . Từ chổ là rừng hoang  nay đã trở thành vựa lúa gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chổ ,vì vậy ,việc vận chuyển  buôn   bán ra các phủ  ở xứ Đàng Trong là điều tất yếu .
Công việc khẩn hoang đã làm thay đổi bộ mặt xã hội  . Sự phân chia giai cấp ngày  một diễn  ra sâu  rộng ,tầng lớp  địa chủ  chiếm  hửu ruông đất dần dần được hình thành  và số nông dân nghèo  phải làm thuê , cuốc mướn hay làm tá điền ngày càng đông . Sự phân hoá   xã hội ngày cáng tăng , mâu thuẫn giữa nông dân  và địa chủ ngày một sâu sắc hơn .
Nhưng dẫu sao , những thành tựu đã đạt được  về mặt khẩn hoang  và khai thác nông nghiệp ,tiểu thủ công  nghiệp trong giai  đoạn đầu  đã đặt nền móng  vững chắc cho  công cuộc khẩn  hoang  và phát triển kinh tế  vùng đất Đồng Nai – Gia Định  trong các thời kỳ tiếp .
          Năm 1679 , hai tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên  dùng 50 chiến thuyền vượt biển vào nước ta  mang theo 3000 người thân tộc  và cận vệ . Họ cập bến Tư  Dung ( Thuận Hoá ) xin tị nạn vào đất Việt ,được chúa Nguyễn  cho phép nhập cư
 Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang chép: “ Chúa Thái Tông bèn khiến đặt tiệc đãi họ , an ũi , khen ngơi , cho các tướng lãnh y chức cũ ,phong thêm quan tước mới ,  khiến vào đất Đông Phố  để mở mang đất ấy .Liền đó , họ được các tướng Văn Trinh , Văn Chiêu hướng  dẫn , binh  thuyền tướng sĩ   Long môn  của Trần Thượng Xuyên  , Trần An Bình  tiến vào cửa biển Cần Giờ  rồi lên định cư ở Bàn Lân [4] , xứ Đồng Nai ”.  Số ngừoi Hoa hiện diện tại Bàn Lân  năm 1679  là một bộ phận  của tổng số 3000 người Hoa di tản sang Việt Nam
          Trước khi nhóm người Hoa cuả Trần Thượng Xuyên đến thì nơi đây đã có ngừoi Việt sinh sống , theo Trần Hiếu Thuận thì   nơi   đây đã có 3 xóm :”xóm Chợ Chiếu , xóm Rạch Lò Gốm và xóm Chùa ” [5]
          Buổi đầu đến định cư khai phá  , nhóm người Hoa nầy đốn chặt cây cối ,phát cỏ rậm xung quanh  khu vực định cư  ,khai thông nguồn nước , mở mang  đường ngõ … Vấn đề giải quyết lương thực được đặt lên hàng đầu  ,là nhu cầu bức thiết nhất của cuộc sống .
          Tuy nhiên , do số lượng người không nhiều  ,nên mức độ khai phá của họ  chưa đóng gòp nhiều  trong việc khai khẩn . Nông nghiệp không phải là phương thức sinh sống chủ yếu , họ chỉ  chỉ làm phương tiện để chuyển sang  kinh doanh buôn bán .
          Cù lao Phố  [6] là một bãi phù sa nằm ở giữa sông Đồng Nai , có hệ thống sông bao quanh , giao thông thuận tiện  với đường thuỷ từ Bắc xuống  Nam ,lên Cao Miên và xuống Tây Nam bộ .
          Các điều kiện tự nhiên ở đây giúp cho  nông  nghiệp , thủ công nghiệp và thương nghiệp sớm  hình  thành và phát triển ,đóng vai trò đặc sắc  của cù lao  Phố .
          Cù lao Phố còn gọi là Đại Phố , Đông Phố  hay Giản Phố  và Cù Châu . Trước năm 1698 cù lao Phố có 3 xóm ( Chợ Chiếu , Rạch Lò Gốm và xóm Chùa ) là những điểm cư trú và khai thác  đầu tiên của người Việt  chứ chưa phải là đơn vị hành chính của chúa Nguyễn . Đến năn 1698  ,khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất Đông Phố  mới chia lập thôn ấp , lập bộ đinh , bộ điền  thì cù lao Phố là xã Bình Hoành  [7] nằm  trong phạm vi xứ Đồng Nai , thuộc huyện Phước Long , dinh Trấn Biên .
          Cù lao Phố  là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp , thủ công nghiệp và thương nghiệp . Nhóm người Hoa cuả Trần Thượng Xuyên đã nhìn thầy những ưu điểm của cù lao Phố  nên họ đã di chuyển về đây định cư . Trần Thượng Xuyên cùng với những hào phú , quý tộc đi theo ông  “Chiêu nạp người buôn nước  Tàu , xây dựng đường phố , lầu quá đôi tầng rực rở bên bờ sông , liên lạc năm dặm  và phân hoạch ra ba nhai lộ  , nhai lớn giữa phố lát đá trắng , nhai ngang lát đá ong , nhai nhỏ lát đá xanh ,đường rộng bằng phẳng ” [8] . Đây là bước chuẩn bị cơ sở kinh doanh  của nhóm người Hoa  ở cù lao Phố  , mở ra cho thương nghiệp phát triển . Song thương nghiệp  có phát triển hay không còn phụ thuôc vào sự phát triển của kinh tế hàng hoá  ở cù lao Phố và  các vùng xung quanh  và nhất là  dựa vào sự   mở rộng  của quá trình  phân công lao động  xã hội tại vùng Đồng Nai .
           Cù lao Phố đã sớm là nơi tập trung các  nghề thủ công : dệt chiếu ,  dệt tơ lụa , gốm ,đúc đồng  ,nấu đường ,làm bánh ,làm đồ gỗ … các nghề này đã để lại những dấu ấn sâu sắc  trong dân gian  như những địa danh : Chợ Chiếu , xóm Củi , xóm Lò Đúc , rạch Lò Gốm … Điều nay nói lên  sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cù lao Phố , nhất là kinh tế hàng hoá , tạo tiền đề cho sư hình thành trung tâm thương mại và giao dịch  vào bậc nhất của Nam bộ , thương cảng  cù lao Phố mà người Hoa gọi là Nông Nại đại phố trong thế kỷ XVIII.
          Kinh tế hàng hoá ở Đồng Nai ngày càng phát triển thì tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp ngày càng tăng ,sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ  hơn  và với nhiều ngành nghề hơn . Đến năm Mậu Dần 1698 , những ngừơi Việt từ miền Trung di dân vào Đồng Nai  với quy mô lớn , dưới sự bảo trợ của chính quyền  chúa Nguyễn  càng thúc đẩy mạnh mẽ  sự phát triển  vượt bậc về nông  nghiệp  , thủ công  nghiệp và thương nghiệp  thì cảnh “người buôn tụ tập đông đúc , tàu biển  ,ghe sông  đến đậu chen lấn nhau , còn những nhà buôn to  thì ở đây nhiều hơn hết  , lập thành một đại đô hội ” mới  thật   sự diễn  ra .
          Khi nhóm Trần Thượng Xuyên  định cư ở Bàn Lân họ đã  thu hút các thương nhân Trung Hoa và các nước khác là những thương buôn  chuyên nghiệp có vốn to và giàu kinh nghiệm . Hơn nữa ,kiểu buôn bán  ở cù lao Phố là dạng xuất nhập khẩu , có nhiều  kho hàng dự trữ  hàng hoá  nhập vào và dự trữ hàng hoá thu mua , với  nhiều chân  rết . Quang cảnh mua bán đã được Trịnh Hoài Đức mô tả : “Xưa nay thuyền buôn đến đây hạ neo xong ,thì len bờ thuê phố ở  , rồi đến nhà chủ mua hàng  , lại đây kê khai những hàng hoá trên thuyên và khuân cất lên , thương lượng giá cả ,  chủ mua hàng định giá mua bao  tất cả những hàng hoá tốt xấu ,không bỏ sót lại thứ gì . Đến ba ngày trương buồm  trở về  ,gọi là hồi đường , chu thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì  thì người buôn cũng chiều  y   ước  đơn mua giùm  chở đến trước kỳ giaohẹn , hai bên chủ khách chiếu tính hoá đơn thanh toán  rồi cùng nhau đàn ca vui chơi …” [9]
          Nguồn xuất khẩu chính của cù lao Phố là lúa gạo , lúa  gạo ở Đồng Nai nhiều và rẻ , “một tiền ( 60 đồng ) đong được 16 đấu thóc , cứ lường  theo bát  được gạt bằng miệng  mà dân địa phương thường dùng  thì 3 bát ấy ngang với 30 bát của nhà nước ”.
          Ngoài lúa gạo , Đồng Nai còn xuất khẩu gỗ quý  để đóng  tàu hoặc làm  nhà.Ngoài ra còn có ngà voi , sừng tê ,gạc nai  và các loại dược thảo mà chủ thuyền rất ưa thích .Nhiều loại thuỷ hải sản và hàng thủ công mỹ nghệ  ,các loạikhoáng sản  cũng là hàng xuất khẩu thường xuyên của cù lao Phố .
          Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ sứ Trung Quốc , tơ lụa , vải bố ,thuốc Bắc  và các loại đồng để đúc chuông , gạch ngói để trang trí ,các loại vật liệu  xây dựng trang trí đền  ,chùa .
          Các tàu buôn thường đến cù lao Phố là : tàu buôn phương Tây , Nhật Bản , Mã Lai , Trung Hoa … trong đó ,thương nhân Trung Hoa  đóng vai trò trọng yếu  vì trong giai  đoạn  nầy “khách hàng chính của cù lao Phố cũng như của các thương cảng Đàng Ngoài và Đàng Trong là người Trung Hoa . Trong điều kiện mà việc giao dịch buôn bán giữa hai nước  là nếp cũ  từ lâu đời ,thì các thương nhân Hoa kiều  có vai trò vị trí quan trọng  trong lĩnh vực kinh tế  ở các địa điểm giao lưu ,trong đó có cù lao Phố  được coi như là một cảng biển trên sông ” [10].
          Nông Nại đại phố hình thành như một cảng sông sâu trong nội địa  nhờ đặc điểm địa lý tối ưu  của nó  và do yêu cầu thực tế  đòi hỏi phải có một trung tâm thương mại của khu vực  được khai phá sớm . Nhưng rồi sau đó ,  công cuộc khai phá tiến nhanh về  miệt dưới nên vị trí trung tâm  của vùng đất phương Nam  lúc nầy  chuyển về Gài Gòn – Bến Nghé .Bản  thân của cù lao Phố sau khi bị các cuộc chiến tranh tàn phá không khôi phục lại được như xưa .
          Từ thế kỷ XVII, vùng đất Nam Bộ mà xứ Đồng Nai là địa đầu, công cuộc khai khẩn của các luồng dân di cư từ các nơi đến đã diễn ra. Càng về sau, quy mô và tốc độ của việc khai khẩn được đẩy mạnh.
          Lực lượng lưu dân khai hoang đông nhất là những người dân xứ Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Từ quê hương của mình do đói khổ, thiên tai và chiến tranh, họ bắt đầu đi tìm một vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Đồng Nai – vùng đất rộng, người thưa trỏ thành nơi lý tưởng cuốn hút họ đến khai phá. Họ đến cư trú, sinh sống và làm ăn trong một thời gian dài không chịu sự ràng buộc của hệ thống chính quyền nào. Họ di dân tự phát và trên vùng đất mới, liên kết nhau, cần mẫn khai hoang, mưu cầu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn quê nhà.
          Sau này, một lực lượng người Hoa đến Đồng Nai khai khẩn do Trần Thượng Xuyên người Quảng Đông (Trung Quốc) cầm đầu. Họ được chúa Nguyễn cho phép vào xứ Đồng Nai lập nghiệp. Tại vùng đất mới với việc khuyếch trương thương mại, nhóm người Hoa đã mở mang vùng Biên Hoà mà trọng điểm là cù lao Phố trở thành một thương cảng sầm uất lúc bấy giờ.
          Trên cơ sở của một lực lượng di dân, khai khẩn vùng đất phương Nam này mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Nguyễn Hữu Cảnh – một tướng tài giỏi kinh luợc phía Nam vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698).
          Chuyến kinh lược này, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thực thi một việc vô cùng quan trọng; đó là thiết lập một hệ thống tổ chức bộ máy hành chánh ở vùng đất mới. Cụ thể là : Ong “lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên , lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục để quản trị, nha thuộc có hai ty xá – lại để làm việc; quân binh thì có cơ, đội, thuyền, thuỷ bộ binh và thuộc binh để hộ vệ.
          Đất đai thời Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược ( kể toàn phủ Gia Định) mở rộng 1000 dặm, dân số hơn 4 vạn hộ. Ong chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh ( Quảng Bình) đưa vào Nam cho ở đông đúc: “Thành lập xã, thôn, phường, ấp, chia đặt địa giới, khai khẩn ruộng đất, định lệ thuế, tô và dung, đồng thời lập sổ đinh, sổ điền “ [11]
          Việc làm của Nguyễn Hữu Cảnh có tác động lớn đến vùng đất mới. Vùng đất rộng, ngươi thưa, dân cư gồm những ngừơi tha phương cầu thực đã chung sống trở thành cộng đồng. Về mặt pháp lý, với bộ máy hành chánh cụ thể, người dân chịu sự cai quản của nhà nước, sống theo trật tự xã hội và có điều kiện phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Cảnh thực thi chính sách dân tộc độc đáo khai thác tiền năng của cộng đồng người Hoa và ổn định về xã hội cho họ yên tâm cùng với lưu dân Việt phát triển vùng đất Đồng Nai bằng cách lập đơn vị hành chánh riêng. Cụ thể la lập xãThanh Hà ở Trấn Biên (Biên Hoà ), Minh Hương (Sài Gòn) ở Phiên Trấn.
          Bắt đầu từ năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh thay mặt chúa Nguyễn thiết lập bộ máy hành chánh đầu tiên ở đất Đồng Nai và Sài Gòn. Việc làm này đã đật nền tảng xã hội cơ bản. Chính nơi đây trở thành lãnh thổ chính thức của nước Việt.
          Trên cơ sở khẳng định vùng lãnh thổ, chúa Nguyễn bắt đầu thực hiện những chính sách khẩn hoang và phát triển kinh tế trên đất Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng.
          Chính sách khẩn hoang được chúa Nguyễn đẩy mạnh, khuyến khích bằng cách “cho phép mọi người phân chiếm ruộng đất”. “Những người di cư ra sức chặt phá cây cối, cắt cỏ rậm và mở mang đất đai thành những vùng đất bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu”. Họ mở vườn cau và xây dựng nhà cửa. “Lại cho thâu nhận những con trai, con gái ngừơi “Mọi” từ trên đầu nguồn xuống để mua làm đầy tớ, đứa ở, sai khiến, hầu hạ…”. Đây là một trong những chính sách đầu tiên được các chúa Nguyễn triễn khai trên địa bàn Đồng Nai – Nam bộ. Lực lượng dân lưu trú tự động khai hoang. Họ dựa hoàn toàn vào sức của mình. Đó là những nguời đồng hương hoặc thân tộc cùng đến đất mới, tụ hội thành lập nhóm để mở đất sản xuất. Cũng có những trường hợp lẻ tẻ nhựng chiếm số lượng không đáng kể. Đa số là những người dân nghèo, nên họ cần cù, chịu khó, lao động siêng năng trước tiên tìm được đất trồng lương thực để không bị đói và dần dần mở cơ nghiệp ổn định cuộc sống. Chính quyền các chúa Nguyễn không can thiệp mà còn tỏ ra dễ dãi với tầng lớp này để họ tích cực đẩy mạnh khai hoang. Vì vậy, mới có tình trạng dân ở vùng này có thể khai khẩn vùng khác, ở bất kỳ nơi đâu ruộng gò hay ruộng thấp nếu thấy thuận lợi cho mình. Họ tự phân chiếm đất đai nhưng tất nhiên không được tranh chấp. Với chính quyền, họ chỉ cần đến khai trình là chủ của vùng đất đai ấy và tự động nộp thuế nhiều hay ít, tuỳ theo diện tích mình canh tác. Chính quyền thực ra không thể quản lý được tầng lớp này về việc họ khai phá, không đo đạc nên cũng không màng đến loại đất đó tốt hay xấu. Việc họ đến khai báo, nộp thuế là tốt lắm rồi. “Cốt yếu khiến dân mở đất khai hoang cho thành điền, lập thành thôn xã mà thôi”. Hình thức khẩn hoang của dân lưu tán chỉ dừng lại ở quy mô vừa phải, bởi họ vốn liếng không có. Diện tích đất khai phá nếu tốt thì làm vài mùa vụ, còn xấu thì có thể bỏ đi nơi khác. Việc thâm canh không nhiều mà phổ biến là hình thức quảng canh.
          Bên cạnh những người dân nghèo khổ (chiếm số đông trong lực lượng dân lưu tán) còn có những người giàu, tức “ dân có vật lực” được các chúa Nguyễn chiêu mộ từ Ngũ Quảng vào khai phá. Đây là lực lượng khai phá với quy mô lớn vì họ có vốn liếng nhiều,có phương tiện và thuê mướn nhân công. Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục nói về quy mô khai phá của tầng lớp này: “ Những người giàu có ở các điạ phương, nơi thì có bốn năm mươi nhà, mỗi nhà có hạng đầy tớ làm ruộng – còn gọi là diền nô – hoặc đến năm, sáu mươi người. Mỗi gia đình có thể nuôi hơn ba, bốn trăm trâu bò, cầy bừa, trồng trọt, cấy dặm, gặt hái, bận rộn suốt ngày không lúc nào nghỉ ngơi. Lớp người giàu có này là những cơ sở nộp thuế nhiều cho chúa Nguyễn và được chính quyền quan tâm hỗ trợ về mặt pháp lý. Những người giàu có trở thành bá hộ hay thiên hộ, có sự chi phối mạnh, thậm chí khống chế thôn làng”.
          Qua những lực lượng khai hoang (dân lưu tán, dân có vật lực) được nhập cư dưới sự bảo hộ của chính quyền chúa Nguyễn mà vùng đất Đồng Nai được khai phá mạnh mẽ. Đất đai nhiều, thôn làng được lập nên. Cơ cấu đất đai Đồng Nai thời kỳ này gồm những thành phần sau :
-   Những khoảng đất thuộc quyền sở hữu của từng cá nhân dân làng, tức loại tự điền, tư thổ.
-   Đất dai thuộc quyền sở hữu của cộng đồng thôn, xã. Thường là những vùng đất các gia đình có công sức lập lành hiến cho hoặc hô hào mọi thành viên dành riêng góp lại cho “bổn thôn điền”, “bổn thôn thổ”. Đất đai này gắn liền với việc lập làng.
-   Những vùng đất đai chưa khai khẩn trong phạm vi thôn làng, mọi thành viên có quyền hưởng dụng lợi tức bằng cách khai thác riêng.
Những chế độ sở hữu thể hiện cách thức quản lý của chúa Nguyễn. Qua đó, chính quyền thu thuế một cách vững chắc, bảo đảm nuôi bộ máy nhà nước.
          Chính nhờ vào các phương thức khẩn hoang và chính sách cai trị “dễ dãi” như : cho dân tự do chiếm hữu ruộng đất (có bao nhiêu cũng được), cho mua bán nô tì (những dân tộc thiểu số tùy theo mà có giá từ 10 đến 20 quan tiền) để tạo nên lực lượng sản xuất; khuyến khích thương mại, chưa cần đo đạc điền thổ, tự nguyện nộp thuế… mà chính quyền chúa Nguyễn đã thúc đẩy mạnh cuộc khẩn hoang lập ấp trên vùng Đồng Nai – Gia Định. Không bao lâu sau, nơi đây trở thành nơi sản xuất lớn. Lúa gạo trở thành hàng hoá bán ra khắp nơi.
          Sau này, để đẩy nhanh việc khai phá vùng đất mới nhưng màu mỡ, trù phú, chính quyền chúa Nguyễn còn sử dụng lực lượng binh lính khai phá đất đai, canh tác ở khu vực trú quân và mộ dân lập đốn điền.
          Từ cuối thế kỷ XVII, nhất là trong thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn thường diều động binh lính vào vùng Đồng Nai – Gia Định do nhu cầu bảo vệ lãnh thổ. Phần lớn, các nơi quân lính đồn trú được các chúa Nguyễn cho phép khai phá đất đai để đảm bảo thêm nguồn lương thực. Nếu có binh biến thì binh lính làm nhiệm vụ an ninh, khi thanh bình thì lo vỡ hoang cầy cấy. Sử sách xưa có nhắc đến, quân lính nhà Nguyễn vào Đồng Nai – Gia Định dẹp loạn Hoàng Tiến và trấn áp sự quấy nhiễu của Chân Lạp. Khi mùa nước ngược “các tướng chia binh vỡ đất cày cấy ở Mỗi Xuy” (Bà Rịa ngày nay). Đất đai do binh lính khai phá,canh tác mang hình thức quân đồn điền. Lợi tức thu được bổ sung vào kho chung để lo nguồn lương thực cho quân lính nơi mình đóng.
          Từ sau năm 1790, Nguyễn Anh ra lệnh lập đồn điền, mộ dân khẩn hoang lập ấp, giải quyết vấn đề lương thực cấp bách lúc bấy giờ. Một chính sách khẩn hoang mạnh mẽ khắp vùng Nam Bộ. Chúa Nguyễn đặt 12 quan điền tuấn “Chia đi 4 dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định đễ khuyên bảo nông dân cứ theo sổ đinh từ phủ binh cho đến hạng cùng cố đều phải gắng sức làm ruộng”. Để khuyến khích chính sách này, Nguyễn Anh cho đặt cơ sở đồn điền chuyên trách về việc khuyến khích binh sĩ tại ngũ tích cực khai khẩn những vùng đất lâu nay bỏ hoang vì chiến tranh. Các cơ quan dân sự địa phương thì “mỗi năm một người trong đồn điền nộp 6 hộc lúa, ai mộ được mười người thì cho làm quản trại, trừ tên trong sổ làng (miễn đi lính)”.
          Chính sách khẩn hoang từ những lưu dân tự phát đến việc có sự bảo trợ của nhà nước, hình thức quân đồn điền… của chúa Nguyễn làm cho bộ mặt ở Đồng Nai ngày càng thay đổi. Những vùng đất dọc theo sông Đồng Nai, các vùng cao và phụ cận dinh Trấn Biên được khai phá trồng lúa và hoa màu. Những vùng rạch như Bến Gỗ, Bến Cá (xã Tân Bình ngày nay), cù lao Tân Triều và một số cù lao khác phát triển cùng với sự mở mang các loại chọ mua bán trao đổi các loại lâm, ngư, nông sản địa phương.
          Ruộng thực trưng ở Biên Hoà – Đồng Nai (tức huyện Phước Long), cuối thế kỷ XVIII hơn 787 mẫu, chưa kể các khoảng ruộng muối, đất trồng dâu, mía, trầu và ruộng các kiếng họ lớn, ruộng quan đồn điền.
          Việc Nguyễn Hữu Cảnh đặt nền móng hành chánh vào năm 1698 đã có môt tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của vùng Đồng Nai – Sài Gòn. Bên cạch việc khẳng định lãnh thổ của chúa Nguyễn, việc phát triển kinh tế mà chủ yếu là những phương thức khẩn hoang và chính sách kinh tế được đẩy mạnh, có tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau đã biến vùng Đồng Nai thành nhiều cụm dân cư với lực lượng đất đai được khẩn hoang rất lớn.
          Nhìn chung, trong thế kỷ XVIII, cơ cấu sở hữu đất đai ở Đồng Nai xuất hiện hai hình thức : cộng điền và tư điền. Tư điền xuất hiện phổ biến trong giai đoạn khai phá với mục đích canh tác nông nghiệp và định cư. Công điền xuất hiện khi làng, ấp được hình thành và nó đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.
          Chúa Nguyễn là người sở hữu tối cao về toàn thể ruộng đất đai trong phạm vi lãnh thổ xứ Đàng Trong. Nhưng quyền sở hữu tối cao này không mâu thuẫn với quyền sở hữu cá nhân của người dân khi chúa Nguyễn hợp thức hóa việc chiếm hữu ruộng đất của họ, khuyến khích bằng nhiều hình thức hợp lý và lập địa bạ, thu thuế địa điền. Và nhà nước không xâm phạm đến quyền thừa kế là những người tiếp tục canh tác đất đai vẫn duy trì chế độ thuế trên vùng đất đó.
          Kể từ khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 đến lúc “nhà Tây Sơn lập nền thống nhất đất nước” năm 1786 và kể cả dưới triều Tây Sơn từ 1786 đến 1802, không thấy sử ghi một cuộc khám đạc ruộng đất nào có quy mô… Hiện chỉ còn rất ít sổ địa bạ lập năm Quang Trung thứ 2 (1789) cho một số xã, thôn lẻ tẻ.
          Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Anh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long (1802) thiết lập triều Nguyễn.
          Năm 1805, Gia Long cho tổng kiểm kê ruộng đất ở 5 dinh và trấn thuộc xứ Gia Định : Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định và Hà Tiên. Viêc kiểm kê bao gồm việc đo đạc các ruộng đất, ghi rõ nông phẩm canh tác, xác định các tuyến đường, kèm theo những bản đồ, đồng thời lập sổ đinh và thực hiện thuế má. Việc kiểm kê này thể hiện quyền uy của nhà nước đối với vùng đất Đồng Nai – Gia Định và về mặt pháp lý, nó tạo cơ sở cho việc phân chia các loại ruộng đất, căn cứ việc canh tác mà định thuế cho nhà nước.
          Đối với vùng đất Nam bộ – trong đó có Đồng Nai, cac chúa Nguyễn và tiếp nối các triều vua Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức luôn chủ trương đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang. Tính từ năm 1802 đến 1855, bốn đời vua Nguyễn đã “ban hành 25 chỉ dụ về việc tổ chức khai hoang trên toàn quốc. Người đi khai hoang được hưởng những chính sách thuận lợi như được nhà nước cấp hay cho mượn nông cụ, thóc giống. Ví dụ như chỉ dụ năm 1802 của Gia Long. Trong đó có 16 quyết định áp dụng ở Nam bộ, 2 ở miền Bắc, 1 ở kinh kỳ và 6 có ý nghĩa toàn quốc”.
          Để thúc đẩy nhanh, mạnh việc khẩn hoang, các triều vua Nguyễn khuyến khích dân tự khai phá đất hoang bất kỳ nơi đâu mà mình thấy thích. “Người nào không có điền sản thì đem ruộng hoang cấp và cho vay thóc giống, đợi khi thu hoạch xong sẽ trả lại cho nhà nước”. Hệ thống quan lại ở địa phương thì được giao phải có trách nhiệm thường xuyên thúc đẩy dân chúng khẩn hoang. Những chủ trương mộ dân lập đồn điền trước đây cũng được phát huy. Gia Long cho lập đồn điền ở bốn phủ : Tân Bình, Phước Long, Định Viễn, Kiến An.
          Thơi Minh Mạng công việc nầy càng được đẩy mạnh . Nhiều sắc dụ ban ra  tạo điều kện cho những  người đi khai hoang  bất kỳ nơi nào  và được miễn thuế ba năm hoặc lâu hơn . Năm 1837 , Minh Mạng ra chỉ dụ :”Nếu người đi khai hoang thiếu trâu cày , điền khí và lúa giống , thì các quan phải cấp phát ” . Đồng thời chính quyền triều Nguyễn căn cứ trên diện tích trồng trọt  tăng hay giảm mà định mức thưởng hay phạt đối với quan lại địa phương  từ xã đến tỉnh .
          Triều Nguyễn thời Minh Mạng  đã tiến hành đo đạc ruộng đất  ở Nam bộ vào năm 1836 . Biên Hoà có diện tích được ghi trong địa bạ là 14.129 mẫu , chiếm 2,35 % diện tích khai thác được trong toàn Nam bộ . Cụ thể từng huyện như sau :
          + Bình An          : 6.633 mẫu ( 1 mẫu = 0,5 ha )
          + Long Thành   : 2.425 mẫu
          + Phước An       : 1.729 mẫu
          + Phước Chánh : 3.342 mẫu
Toàn tỉnh Biên  Hoà có  26 mẫu ruộng muối ,  12 mẫu trầu , 2.258 mẫu trồng dâu , mía và các loại hoa màu khác .
          Vào các thời Thiệu Trị và Tự Đức  , các hình thức  khai hoang lập ấp cũng được phát huy  bằng các sắc dụ khuyến khích dân chúng . Năm 1841 , vua Thiệu Trị định lệ : “thưởng 40 quan tiền  cho ai mộ được 5 suất đinh , khai khẩn trên 10 mẫu ruộng hoang  , 60 quan tiền cho ai mộ được 15 suất đinh  , khai khẫn 15  mẫu ruộng đất hoang trở lên”.
          Nhìn chung , các vua triều Nguyễn , nhất là triều Minh Mạng ( 1820 – 1840 ) chính sách khẩn hoang  và kinh tế của  nhà nước  đối với vùng đất Nam bộ nói chung , Đồng Nai nói riêng  được đẩy mạnh và có quy củ . Diện mạo các hoạt động kinh tế , đặc biệt là nông  nghiệp được quan tâm .
          Trên cơ sở đất đai khai hoang  và những chính sách về ruộng đất , kinh tế hợp lý , triều Nguyễn đã góp phần  đưa Biên Hoà-     đồng  nai  có nền kinh tế phát triển  tương đối toàn diện  so với các vùng khác thuộc Nam kỳ , mà trong đó , sản xuất nông  nghiệp là chính .
Sau khi chiến được thành Gia Định ( 1859 ) và Tỉnh Biên Hoà ( 1861 ) thực dân Pháp thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến  tranh “ .  Người pháp ra nhiều  nghị định quy định việc đăng ký, điều tra, đo đạc đất đai trong vùng ,lập sổ địa bạ và bước đầu tổ chức thu  thuế nông nghiệp. Nếu đất không đăng ký  nhà nước sẽ đem bán với  giá 10 Fr / ha. Với  cách làm  nầy ,nhà nước nhanh chóng có khoãn thu đáng kể .
Để tạo nên tầng lớp colons ( thực dân ,kiều dân )  làm hậu thuẩn cho chế độ thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp    bán ruông đất cho họ với giá rẻ 10 Fr/ha. Các colons sở hữu dưới 50 ha phải nộp thuế  từ năm  thứ năm  trở đi. Chủ sở hữu trên 50ha  thì phải đóng nửa mức thuế  sau ba năm kinh doanh, nếu ai sở hữu đất nhượng quy mô lớn hàng  trăm  ha  thì sau sáu năm  mới phải đóng thuế
 Michelet là colons đầu tiên  ở tỉnh Biên  Hoà ,năm 1866 xin khai khẩn 716 ha  đất  ở Lạc An, đã trồng 53 ha lúa, 4 ha mía, 43 ha cà phê, cao su, vani, tiêu, quế, chuối … Đồn  điền Michelet  có ý định kinh doanh  kiểu tư bản  như ở các thuôc địa khác của Pháp  ở châu  Phi  châu Á … song kỹ thuật vẫn là thủ công   cổ truyền , cây trồng manh mún  kiểu sản  xuất nhỏ  chưa đạt trình độ chuyên  canh nông sản  hàng hoá quy mô  lớn  nên chưa thu lãi như mong muốn .
Năm 1870 Kresser xin khai khẩn 27.000 ha  đất để trồng mía. Ông ta  nhờ số hội  tề làm  trung gian  để cho  người trồng mía bản xứ  vay vốn làm chân rết trồng  trọt. Rút cục, ông ta phá sản vì mía đường  thu được ít, không đủ bù đắp cho số chi ra, chưa kể một số bị quỵt nợ .
     Địa chí tỉnh Biên Hoà  năm 1901 ghi số colons  người Pháp kinh doanh :
-         Michelet ở Lạc An trồng lúa ,mía .
-         Công ty Pari Phước Tân trồng 25.000 cây cà phê ở làng Phước Tân
-         Nativel ở làng Bình Trước trồng 10.000 cây cà phê và mía .
-         Nicolas trồng mía và lúa.
-         Torebilla trồng cà phê.
-         Botton trồng 6.000 cây cà phê ở Bình Thạnh.
-         Jurgensen trồng 60.000 gốc tiêu ở Tân Lợi
-         Crestien trồng 30.000 cây cà phê ở Chánh Hưng .
-         Bérenguler trồng lúa
-         Romans trồng 2.250 cây cà phê ở Bình Dương
-         Lorenzo trồng 3.800 cây cà phê  ở làng Xuân Lòng.
-         Mougeot  và Cognacq ( không rõ trồng gì , ở đâu  ).
Chúng ta chưa nắm chắc được diện tích và địa điểm trồng tĩa của các colons ,nhưng  ta có thể đoán  rằng  các  doanh nghiệp   Pháp được chính
quyền thực dân nâng đỡ, họ  chuyên canh các cây nông  nghiệp nhiệt đới và  có hàng hoá xuất khẩu về châu Au  với quy mô từ  vừa đến lớn. Đây là một bước ngoặc mới  của cơ cấu nông nghiệp  nước  ta hồi đầu thế kỷ XX.
          Từ đầu thế kỷ XX, nhiều colons người Pháp mở đồn điền trồng cây công nghiệp ,chủ yếu là cây cao su. Đầu thế kỷ XX, công nghiệp ô tô châu Au phát triển mạnh ,nhu cầu trồng cao su  để làm vỏ ruột ô tô rất lớn đã khiến các nhà đầu tư pháp đổ xô vào miền Đông Nam bộ trồng cao su .
          Ở Đồng Nai  có các công ty  SIPH, BIF, SPTR, SPH-X , LCD … đến khai thác  đất  trồng cây cao su .
Tính đến trước cách mạng Tháng Tám, tỉnh Biên  Hoà có 57 đồn  điền cao su :
-         Quận Châu Thành có 10 đồn điền
-         Quận  Xuân Lộc có 15 đồn điền
-         Quận Long Thành có 16 đồn điền
-         Quận núi Bà Rá có 4 đồn điền
-         Quận Tân Uyên có 12 đồn điền
Số chủ đồn điền người Việt ,người Hoa chưa đến 10 người, diện tích nhìn chung dưới 200 ha. Các  tập đoàn tư bản Pháp  như SIPH. SPTR, LCD … sở hữu  các  đồn  điền   lớn hàng nghìn ha  ,họ thuê mướn kỹ sư ,giám đốc,  nhân viên ky thuật …. Quản lý  việc trồng tỉa và thu hoạch ,chế biến theo  phương pháp tiên tien đương thời .Việc khai phá đất trồng chủ yếu  dựa vào sức lao động thủ công  vì giá nhân công bản  xứ quá rẻ  ,máy móc chưa được sử dụng  bao  nhiêu vì  tỏ ra   không có lợi .
          Việc độc canh cây cao su theo kiểu tư bản chủ nghĩa  được khẳng định, đây là bước ngoặc mới trong nông nghiệp Đồng Nai. Các nhà kinh doanh  cao su  trãi qua nhiều thữ nghiệm kỹ thuật, mày mò vấp  nhiều thất bại, sửa chữa sai lầm ,đưa các  tiến  bộ khoa học  mới vào tiến  hành  sản xuất và tiêu  thu có kết quả .
          Đồng Nai  là một tỉnh miền Đông Nam bộ, có lịch sử lâu đời. Công cuộc khai phá của cư dân Việt  trên vùng đất Đồng Nai  đã diễn ra hàng ngàn năm. Các cộng đồng cư dân Việt  đã cùng chung sức xây dựng, khai phá vùng đất trở  thành  một vùng kinh tế phát    triển  khá cao so với cả nước  .
           Vùng đất Đồng Nai  có thể xem là một chiếc nôi  của buổi bình minh xã hội loài người. Sự xuất hiện người cổ  với nền văn minh tiền sử  phát triển đã đánh dấu một thời kỳ  lịch sử  quan trọng  trong tiến trình lịch sử của nhân loại .
          Trong suốt 10 thế kỷ đầu công nguyên, theo các tác giả khảo cổ, vùng đất Đồng Nai  chịu ảnh hưởng của nền văn  minh Phù Nam, văn minh Chăm pa và  văn  minh Ang co. Đây là giai đoạn  dân cư còn thưa thớt, sức sản xuất còn nhiều hạn chế, nhiều nơi là rừng núi chưa được khai thác .
          Đến thế kỷ XVI – XVII, một đợt di cư lớn của cư dân người Việt vào Nam bộ, ven sông Đồng Nai bắt đầu  có nhiều khu dân cư  được hình thành .
          Như vậy, tiến trình nhập cư của cư dân người Việt  vào đất Đồng Nai – Gia Định  đã diễn ra liên tục  trong suốt gần một thế kỷ. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Nguyễn Phúc Chu  vào kinh lược, thiết lập hệ thống quản lý hành chính ,tổ chức việc khai thác đất đai  và ổn định trật tự xã hội .
          Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập. Nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách  khẩn hoang vùng  đất  phương Nam  chưa được khai thác. Đồng Nai  trong giai đoạn nầy, nhiều vùng đất hoang được khai thác .
          Trong  thời kỳ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, thực dân Pháp đã  có nhiều đợt khai thác vùng đất  bazan  ở Đồng Nai để  trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới phuc  vụ cho nhu cầu thị trường, nhu cầu vơ vét thuộc địa của Pháp .
          Trong suốt  quá trình lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai, nhân dân các  bộ tộc  ở Đồng Nai đã cùng nhau chung sức khai  phá vùng đất  màu mỡ  để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất. Cư dân Đồng Nai đã để lại nhiều  công trình sản xuất, nhiều  di tích  lịch sử  tạo điều kiện cho sự phát triển của vùng  đất Đồng Nai  trong tương lai.
                                                                                 Đoàn Luyến
¬¬¬¬¬{{{¬¬¬¬¬
                                                                                    
&&&
1.     Nguyễn Thế Anh , Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn , Sài Gòn 1971.
2.     Nguyễn Thế Anh , Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ ,Sài Gòn 1974.
3.     Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hoà  – Đồng Nai , Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển , Nhà xuất bản Đồng Nai ,1999
4.     Tôn Thị Diệp – Báo cáo khoa học đề tài :”Cù lao Phố từ thế kỷ XVII - XVIII”
5.     Phạm Cao Dương , Thực trạng của giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc , Sài Gòn 1966.
6.     Huỳnh Lứa chủ biên , Lịch sử khai phá vùng đất  Nam bộ, Nxb TP.HCM,1987.
7.     Huỳnh Lứa ,Vài nét về cuộc di chuyển dân cư và khai thác những vùng đất mới  ở Đồng Nai – Gia Định vào nửa đầu thế kỷ XVII- XVIII ,Nghiên cứu lịch sử sô’3, tháng 5,6/1978.
8.     Lê Minh , Đồng bằng sông Cửu Long , Nxb TP.HCM, 1984.
9.     Sơn Nam ,Lịch sử khẩn hoang miền Nam , Sài Gòn 1973
10.  Vũ Huy Phúc , Tìm hiểu chế độ  ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX , Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội 1979.
11.   Trần Hiếu Thuận , Xưa và Nay , số 36 B , tháng 2 / 1997
12.    Nguyễn Khánh Toàn , Lịch sử Việt Nam , tập I , tập II, Nxb Khoa học xã hội ,Hà Nội , 1972,1985.
13.   Chu Thiên ,Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn , Nghiên cứu lịch sử  số 56, tháng11/1963.
14. Viện Khoa học xã hội , Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long , Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội ,1982.
¬¬¬¬¬{{{¬¬¬¬¬




Không có nhận xét nào: