19/8/11

Nước Việt Nam thời "Quan liêu, bao cấp"(1976-1986)

Tem phiếu thời bao cấp

        
Khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Tìm những người có tư duy Đổi mới đưa vào BCH Trung ương Đảng...". Người có tư duy Đổi mới là người biết thế nào là chế độ "quan liêu, bao cấp"? Là người biết chủ trương Đổi mới của Đảng. Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc Đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, địa phương nào xoá được "quan liêu, bao cấp", địa phương nào biết Đổi mới thì kinh tế địa phương đó phát triển. Đất nước hơn 20 năm Đổi mới, dấu ấn "quan liêu, bao cấp" đang phai dần nhưng hiện nay có những địa phương vẫn còn quan liêu, phải tìm "người có tư duy Đổi mới". Nội dung đề tài nghiên cứu những chủ trương, biện pháp, hậu quả của chế độ "quan liêu, bao cấp", từ đó vận dụng và phát huy công cuộc Đổi mới hiện nay của Đảng đưa Việt Nam "Sánh vai cùng với cường quốc năm châu".
      Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất với tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đường lối xây dựng Xã hội chủ nghĩa với mô hình của Liên Xô, đây là mô hình xã hội chủ nghĩa có nhiều khuyết điểm mà hiện nay Đảng Cộng sản VN gọi là mô hình "quan liêu, bao cấp". Với mô hình "quan liêu, bao cấp" nầy, các nước XHCN đồng loạt bị khủng hoảng toàn diện, Liên Xô tiến hành công cuộc Cải tổ, Trung Quốc tiến hành công cuộc Caỉ cách và mở cửa, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới. Cho đến nay, công cuộc Đổi mới của Việt Nam về cơ bản hoàn thành, đất nước ta đang từng ngày phát triển.
       
1. Nguyên nhân hình thành chế độ "Quan liêu, bao cấp"
    - Mô hình Chủ nghĩa xã hội phương Tây.
      - Chế độ bao cấp trong chiến tranh
      - Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh
      - Đường lối Đại hội IV, V
    Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
                                theo : https://sites.google.com/site/vuducviet/kinhtevietnam 
  
2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.
Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Thứ tư
, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.
Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu. ( Trích .......)



3. Cuộc sống thời bao cấp
- Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước
    + Lương bổng
    + Tem, phiếu
    + Giáo viên thời bao cấp.
    + Bịnh viện thời bao cấp
- Đời sống nhân dân
    + Hàng cung cấp, phân phối "mua như cướp, bán như cho"
    + Sản xuất hợp tác xã
    + Mua bán hợp tác xã
    + Hàng lậu: "công an, thuế vụ, kiểm lâm...."
    + Mua vé xe thời bao cấp.
    + Các nghề thời bao cấp.
    + Học sinh thời bao cấp



   
Cán bộ được cấp tem phiếu vào cửa hàng để mua

          Tem mua phụ tùng xe đạp

                             Tem mua đường

 
     

              Tem mua lương thực

                 Tem mua xăng
Cảnh xếp hàng đong gạo tại cửa hàng lương thực
  Hàng ngày, người dân xếp hàng để được mua lương thực, chữ viết tắt XHCN được dịch là xếp hàng cả ngày





Cửa hàng là nơi phân phối các loại hàng nhu yếu phẩm cho người dân

4. Hậu quả.


 Một yêu anh có may ô 
 Hai yêu anh có cá khô để dành 
 Ba yêu rửa mặt bằng khăn
 Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.




"Cán bộ cao ăn cung cấp – cán bộ thấp ăn chợ đen—Cán bộ quen ăn cổng hậu." 





5. Biện pháp khắc phục
    - Chính sách khoán sản phẩm.
    - Các tỉnh Nam Bộ phá rào.
    - Đại hội VI với chính sách Đổi mới

    
( Bài đang tiếp tục nghiên cứu )


6.Tư liệu tham khảo
1. Đêm trước Đổi mới
2. Văn kiện Đại hội Đảng IV,V,VI
3. Chuyện thời bao cấp tập I,II.
4. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
5. https://sites.google.com/site/vuducviet/kinhtevietnam.

Hoạt động của Mặt trận Dân tộc GPMNVN từ 1969-1976

      Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân Năm 1968, thế lực giữ ta và địch đã có nhiều chuyển biến. Về phía ta, mặc dù có nhiều thiệt hại nhưng lực lượng ta  trưởng thành, nhất là lực lượng trong nội thành. Về phía nước Mỹ, nhân dân Mỹ đã dấy lên một phong trào phản chiến mạnh mẽ, buộc tổng thống Mỹ phải tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến, buộc Mỹ phải bước vào bàn hội nghị Pari. Trong hoàn cách đó, Chính phủ CMLTCHMNVN ra đời làm sứ mạng lãnh đạo nhân dân Miền Nam chống Mỹ. Đây là vấn đề lý thuyết, vấn đề đối ngoại. Thực chất công cuộc giải phóng Miền Nam Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà điều hành cuộc kháng chiến. Mặt trận DTGPMNVN tiếp tục thực hiện chức năng của một mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam, vận động mọi tầng lớp nhân dân miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến ngày toàn thắng 
1. Vận động thành lập Chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam
2. Vận động thế giới ủng hộ Việt Nam.
3.  Vận động nhân dân hưởng ứng các chiến dịch 
    3.1. Chống "Việt Nam hoá chiến tranh"
    3.2. Chống "bình định" và "lấn chiếm" sau Hiệp định Pari
    3.3. Đại thắng Mùa Xuân Năm 1975

Xe tăng vào Dinh Độc Lập
4. Cuộc vận động thống nhất đất nước
5. Thống nhất Mặt trận nhân dân
                  oOo...oOo...oOo
               ( Bài đang tiếp tục nghiên cứu )